6 giải pháp cải thiện phòng không có cửa sổ vẫn thoáng sáng

Ngày nay, không khó để bắt gặp những căn phòng không có cửa sổ trong những ngôi nhà phố chật hẹp hay căn hộ chung cư diện tích nhỏ ở các đô thị lớn, mật độ dân cư đông. Phòng thiếu cửa sổ hay ô thoáng, chỉ có cửa ra vào khiến không khí khó lưu thông, thiếu ánh sáng tự nhiên, dễ tạo cảm giác bức bí, ngột ngạt cho người ở. Theo phong thủy, phòng không có cửa sổ thường tối, ẩm nên làm mất cân bằng âm dương, các uế khí tích tụ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến vận thế của người ở. Còn xét về khoa học, phòng thiếu ánh sáng mặt trời lâu ngày dễ bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh về hô hấp, da liễu. Ở trong những căn phòng bức bí, thiếu sáng lâu ngày cũng ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng tập trung và hiệu quả làm việc của con người.

Những căn phòng không có cửa sổ, bị quây kín bởi những bức tường thường gây ra cảm giác chật chội, bí bách. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục hạn chế của phòng thiếu cửa sổ, cải thiện không gian sống bằng một số giải pháp thiết kế, sử dụng màu sắc hay sắp xếp nội thất phù hợp.

1./ Tăng cường ánh sáng cho phòng thiếu cửa sổ

Một căn phòng không có cửa sổ sẽ dẫn đến thiếu ánh sáng, không gian tối tăm, ẩm mốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần người ở. Do vậy, cần có giải pháp bổ sung ánh sáng để khắc phục hạn chế này. Có nhiều cách để tăng cường ánh sáng cho căn phòng thiếu cửa sổ, cụ thể như sau:

 Lắp thêm thiết bị chiếu sáng: Không chỉ để trang trí, những chiếc đèn huỳnh quang hay sợi đốt có thể mô phỏng ánh sáng ban ngày, tạo nguồn sáng khá tự nhiên cho không gian. Sử dụng đèn với độ khuyếch tán lớn sẽ làm cho phòng ngủ của bạn không những tràn ngập ánh sáng mà còn có vẻ rộng rãi hơn.

Lắp thêm thiết bị chiếu sáng

 Phòng ngủ nhỏ thiếu cửa sổ nên phải sử dụng nguồn sáng nhân tạo để thắp sáng.

Với phòng bếp, ngoài việc bố trí hệ thống đèn

Với phòng bếp, ngoài việc bố trí hệ thống đèn, có thể lựa chọn thiết bị bếp có bề mặt bằng inox để phản chiếu ánh sáng. 

– Lấy ánh sáng gián tiếp qua những không gian khác: Bạn có thể sử dụng vách ngăn có hoa văn, vách kính có kèm che hoặc xây tường bằng gạch kính lấy sáng để tận dụng nguồn sáng gián tiếp từ các không gian có cửa sổ trong nhà. Với giải pháp này, cần ứng dụng một cách khéo léo để lấy sáng mà vẫn đảm bảo sự phân tách, riêng tư của mỗi không gian.

Thay vì xây tường gạch đặc, có thể chọn gạch kính để lấy sáng gián tiếp cho phòng thiếu cửa sổ.

Thay vì xây tường gạch đặc, có thể chọn gạch kính để lấy sáng gián tiếp cho phòng thiếu cửa sổ.

Sử dụng vách kính vừa giúp lấy sáng từ phòng có cửa sổ bên cạnh

Sử dụng vách kính vừa giúp lấy sáng từ phòng có cửa sổ bên cạnh, vừa tạo độ thoáng cho phòng nhỏ. Khi cần sự riêng tư, chỉ cần kéo rèm là hai phòng lại tách biệt như xây tường gạch ngăn cách thông thường.

2./ Sơn tường màu sáng

Để sơn những căn phòng không cửa sổ, bạn nên chọn những tông màu sáng hoặc trung tính như trắng, kem, xám nhạt, xanh dương nhạt để giúp phòng trông sáng sủa hơn, đồng thời tạo cảm giác dịu nhẹ, cải thiện tâm lý cho người ở. Tránh dùng những màu quá u ám như xám đậm hay những màu chói như đỏ, cam, vàng neon, dễ gây cảm giác bức bối, nhất là vào mùa hè ở vùng nhiệt đới. Nếu lo ngại phòng quá đơn điệu, bạn có thể dùng các màu rực rỡ này làm màu nhấn ở đồ nội thất, nhưng nên tiết chế ở mức vừa phải. Ngoài ra, nên chọn loại sơn có khả năng chống ẩm mốc cho phòng thiếu cửa sổ để hạn chế nấm mốc phát triển.

Các tông màu sáng giúp phòng thiếu cửa sổ có vẻ rộng rãi, thoáng đãng hơn

Các tông màu sáng giúp phòng thiếu cửa sổ có vẻ rộng rãi, thoáng đãng hơn.

3./ Đánh lừa thị giác bằng tranh, ảnh

Sử dụng tranh, ảnh hoặc giấy dán tường 3D để tạo hiệu ứng thị giác mở rộng không gian cũng là cách hữu hiệu để khắc phục cảm giác bức bí, bị “bao vây” trong bốn bức tường ở những căn phòng thiếu cửa sổ. Ví dụ, bạn có thể treo các bức tranh, ảnh mô phỏng hình khung cửa sổ nhìn ra khung cảnh nhiều ánh sáng hoặc thắng cảnh thiên nhiên như đại dương, thảo nguyên, sông, suối,… Những hình ảnh này cũng có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng.

Bức tranh chủ đề thiên nhiên tạo hiệu ứng thị giác

Bức tranh chủ đề thiên nhiên tạo hiệu ứng thị giác, khiến căn phòng không cửa sổ như thoáng đãng hơn.

Giấy dán tường họa tiết phù hợp sẽ tạo chiều sâu cho không gian chật hẹp, không có cửa sổ.

Giấy dán tường họa tiết phù hợp sẽ tạo chiều sâu cho không gian chật hẹp, không có cửa sổ.

4./ “Nhân đôi” không gian bằng gương

Một trong những cách “kinh điển” để nới rộng không gian nhỏ, hẹp là treo gương tạo hiệu ứng thị giác. Dùng gương to ốp vào một mặt tường hoặc tủ trong phòng sẽ giúp phòng có cảm giác rộng hơn thực tế. Cách này thường được áp dụng cho phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung. Nếu sử dụng cho phòng ngủ, cần tìm hiểu kỹ vị trí, cách treo gương để tránh phạm vào phong thủy, ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của gia chủ.

Nếu dùng gương để khắc phục phòng ngủ thiếu cửa sổ, cần chú ý để không phạm phong thủy.

Nếu dùng gương để khắc phục phòng ngủ thiếu cửa sổ, cần chú ý để không phạm phong thủy.

5./ Sử dụng nội thất phù hợp

Phòng nhỏ, không gian hạn chế, lại thiếu cửa sổ thì thiết kế nội thất nên theo hướng tối giản, “nhồi nhét” nội thất sẽ khiến phòng càng chật chội, bức bí. Chỉ nên sử dụng những món đồ thiết yếu nhất, kích thước vừa phải, đồng thời tiết chế trang trí, không nên tham chi tiết rườm rà. Bạn có thể tham khảo các mẫu nội thất thông minh, tích hợp nhiều chức năng, có thể dễ dàng hạ xuống khi cần và gấp gọn khi dùng xong để tiết kiệm không gian, giúp phòng thoáng đãng hơn. Ngoài ra, những năm gần đây, xu hướng dùng nội thất trong suốt rất được ưa chuộng, cũng là một gợi ý hay cho không gian nhỏ hẹp, thiếu cửa sổ.

Dùng đồ nội thất trong suốt là giải pháp phù hợp với không gian nhỏ, thiếu sáng tự nhiên.

Dùng đồ nội thất trong suốt là giải pháp phù hợp với không gian nhỏ, thiếu sáng tự nhiên.

6./ Cải thiện chất lượng không khí trong phòng

Các giải pháp phía trên mới chỉ giải quyết vấn đề chiếu sáng và thị giác cho phòng không có cửa sổ. Để đảm bảo sức khỏe cho người ở, cần có các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, hạn chế ẩm mốc, vi khuẩn sinh sôi ở không gian kín, thiếu ánh sáng mặt trời như sau:

– Trang bị điều hòa, máy lọc không khí, thiết bị sưởi ấm: Căn phòng cửa sổ, thông gió tự nhiên kém nên dễ bị ẩm ướt, khó chịu, là môi trường tốt để nấm mốc, vi khuẩn có hại phát triển. Vì vậy, nên sử dụng máy thông gió cơ khí, máy lọc không khí, điều hòa và thiết bị sưởi ấm để giữ phòng khô ráo, sạch sẽ hơn. Nếu trần cao, bạn có thể sử dụng quạt trần để tăng đối lưu không khí. Mỗi sáng, bạn hãy bật quạt khoảng một giờ để thông phòng. Đối với phòng sử dụng điều hòa, bạn vẫn cần lắp quạt thông gió để chống thiếu oxy. Quạt thông gió nên đặt đối diện dàn lạnh để hút khí độc ra ngoài, đón luồn không khí mới vào nhà.

– Trồng cây xanh để thanh lọc không khí: Không chỉ tạo thêm một góc xanh mát cho ngôi nhà, cây xanh còn có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chất lượng không khí, thanh lọc một số loại khí có hại đối với sức khỏe như benzene, trichloroethylene,… Tuy nhiên, vì điều kiện trong nhà chật chội, thiếu sáng, bạn hãy lưu ý lựa chọn những loại cây ưa bóng, dễ trồng, thích nghi tốt. Đặc biệt, nên chọn cây quang hợp ngược, tức là cây hấp thụ khí carbon và giải phóng khí oxy ban đêm như lưỡi hổ, nha đam, dứa cảnh,… cho phòng ngủ, phòng vệ sinh. Với phòng khách, bạn có thể đặt các cây lớn hơn như thiết mộc lan, trúc nhật để góp phần tô điểm cho ngôi nhà.

Trồng cây xanh phù hợp giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng không có cửa sổ. 

Trồng cây xanh phù hợp giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng không có cửa sổ. 

– Sử dụng tinh dầu: Các loại tinh dầu có mùi hương tự nhiên được nhiều người sử dụng để khử mùi trong phòng kín, tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn đầu óc. Một số tinh dầu được ưa chuộng nhất là mùi oải hương, sả chanh, hoa nhài,… Ngoài tinh dầu, bạn cũng có thể treo hoặc đặt vài quả thông vào giỏ, để ở góc làm việc, vừa làm đồ trang trí, vừa khử mùi khá tốt. Bạn cũng có thể treo lá thảo mộc hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu lên bóng đèn để khi bóng sáng, nhiệt độ tăng lên sẽ lan tỏa mùi hương dễ chịu ra khắp phòng.