Mọi điều bạn cần biết về phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Khi bạn nghĩ về phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial), trong đầu bạn sẽ nảy lên những điều gì? Liệu đó có phải là sự thô sơ, không phô trương và cũng không sắc sảo. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những công trình mang xu hướng công nghiệp chỉ thường được thấy trong những nhà hàng, hay những quán cà phê,… Nhưng điều đó không có nghĩa là trong không gian nhà ở của bạn thì không được. Bạn hoàn toàn có thể đưa phong cách công nghiệp vào trong chính ngôi nhà bạn. 

Trong sự thống trị đầy mạnh mẽ của phong cách hiện đại. Thì giờ đây, nhiều nhà thiết kế nội thất đã thử nghiệm với phong cách thiết kế nội thất công nghiệp và mang đến cho nó một sự rung cảm đặc biệt. Vậy nên, nếu bạn không muốn bỏ lỡ những tính năng quan trọng của xu hướng công nghiệp. Hãy kéo xuống và tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial) bao phủ chủ yếu bởi sự thô sơ

Phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial) bao phủ chủ yếu bởi sự thô sơ

Những điều bạn cần biết về phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Tiếp xúc trực tiếp với vật chất

Nếu bạn quyết định đi theo tiếng gọi của phong cách thiết kế Industrial. Thì điều đầu tiên bạn phải không ngần ngại khi tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu. Bởi phong cách này có xu hướng tôn vinh sự chân thật hơn là phải che giấu. Chính vì thế mà “bộ xương” của tòa nhà, dầm thép hoặc gỗ, hay thậm chí là những bức tường chưa hoàn thành,.. Tất cả chúng sẽ phục vụ như một tác phẩm nghệ thuật trong chính không gian nhà bạn.

Trong quá trình thiết kế, bạn có thể sử dụng các kim loại như thép không gỉ, sắt, nhôm đồng. Ngoài ra, các vật liệu khác bao gồm kính, bê tông, gạch gỗ chưa được hoàn thiện, đang trong quá trình khai hoang,.. cũng rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó trong trang trí nội thất, thì da và vải lanh là hai chất liệu rất được yêu thích.

Sự chân thật luôn được đề cao trong phong cách công nghiệp

Sự chân thật luôn được đề cao trong phong cách công nghiệp

Bảng màu trung tính

Nói về bảng màu trong phong cách thiết kế công nghiệp, thì ở đây chúng có sự đồng điệu với phong cách đương đại. Vẫn là các sắc thái trung tính quen thuộc như xám, nâu, đen và trắng hiện hữu nổi bật trong ngôi nhà bạn. Còn nếu như bạn muốn in đậm tại một số vị trí, không gian nhất định. Thì màu đỏ gạch, màu cam cháy và màu xanh đậm là một sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên sử dụng tất cả chúng với nhau. Mà đơn giản chỉ cần chọn một màu cho một điểm nhấn nhất định.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phá cách thay đổi các sắc thái của màu sắc để chúng trông ấm hơn một chút. Tuy nhiên, vẫn nên không lạm dụng quá đà nếu bạn không muốn làm mất đi vẻ đẹp vốn có của phong cách này.

Bảng màu trung tính được thể hiện cực kỳ ấn tượng trong phong cách này

Bảng màu trung tính được thể hiện cực kỳ ấn tượng trong phong cách này

Cửa sổ sát trần

Một chi tiết đặc biệt cần phải nhấn mạnh khi nói về phong cách thiết kế nội thất công nghiệp này đó chính là cửa sổ sát trần. Những cửa sổ sát trần cổ điển không hề được nhuộm bất kỳ một sắc thái nào. Mà ngược lại chính những khung kim loại chắc chắn chính là thứ khiến cho vẻ ấn tượng của cửa sổ được bật lên một cách mạnh mẽ.

Cửa sổ sát trần là đặc trưng của xu hướng công nghiệp

Cửa sổ sát trần là đặc trưng của xu hướng công nghiệp

Nội thất trong phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Nội thất trong phong cách nội thất công nghiệp thường chủ yếu là những thiết kế có quy mô lớn, cấu hình thấp. Kết hợp cùng với các đường nét đầy mạnh mẽ và rõ ràng. Nói chung nội thất của phong cách này càng tối giản thì càng tốt. Nếu được nên trang trí thêm một ít cây xanh xung quanh nhà để tối ưu cho không gian sống một cách tốt nhất.

Những món đồ nội thất thường có đặc điểm chung là sử dụng những tông màu tối, sẫm. Hầu hết các vật liệu bằng kim loại cũng được tô đen bên ngoài để tạo nên sự khỏe khoắn cho chúng. Bên cạnh đó, những món nội thất được bọc da như ghế sofa cũng rất được ưa chuộng. Hoặc một chiếc bàn uống cà phê được sử dụng bởi một mảnh gỗ lớn.

Nội thất tối giản với những đường nét đầy mạnh mẽ

Nội thất tối giản với những đường nét đầy mạnh mẽ

Sàn nhà

Các vật liệu sàn phù hợp cho phong cách Industrial này có thể kể đến là bê tông được đánh bóng, đá và gỗ. Trong phong cách công nghiệp, sự xuất hiện của bất kỳ một tấm thảm nào cũng là điều bất khả thi và không được cho phép. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi và biến tấu bằng một tấm thảm nhỏ có màu sắc trung tính. Điều đó khiến cho sàn nhà của bạn trở nên cực kỳ ấm áp.

Sàn nhà được đánh bóng cực ấn tượng

Sàn nhà được đánh bóng cực ấn tượng

Ánh sáng trong phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Bóng đèn cơ bản chính là yếu tố chiếu sáng nổi bật nhất trong phong cách này. Đặc biệt là khi bạn sử dụng một bóng đèn mang phong cách Edison. Khái niệm tiếp xúc với vật liệu một lần nữa cũng được áp dụng trong những thiết bị chiếu sáng. Bạn có thể khéo léo đặt một chiếc lồng được đặt bóng đèn bên trong trông thật ngầu. Hãy cố tận dụng điều này vào trong những bóng đèn sàn, đèn bàn, đèn dây,… để khiến căn nhà trở nên độc đáo và thu hút hơn nhé.

Hệ thống chiếu sáng được thiết kế cực độc đáo

Hệ thống chiếu sáng được thiết kế cực độc đáo

Khi nói đến việc thiết kế không gian riêng cho chính mình. Thì bầu trời có lẽ mới chính là giới hạn cho những điều mà bạn muốn trải nghiệm và thử thách. Và đó là những gì khiến cho toàn bộ quá trình tìm kiếm và chinh phục bất kỳ phong cách thiết kế nào của bạn cũng trở nên thú vị. Bởi điều quan trọng nhất, đó chính là tạo ra một không gian phản ánh tâm hồn của chính bạn. Giống như cái cách mà nhiều người đã không ngần ngại để thể nghiệm với phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial). Và kết quả là họ hài lòng với những gì mà phong cách này mang lại.