Veneer là gì? Ưu và nhược điểm của veneer với gỗ tự nhiên
Trong ngành công nghiệp xây dựng và thiết kế nội thất ngày nay. Gỗ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và tạo nên giá trị cho một ngôi nhà. Gỗ không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên mà nó còn thể hiện sự sang trọng, cao cấp cho bất kỳ món đồ nội thất nào. Tuy nhiên, theo thời gian, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của con người ngày một tăng cao. Việc sử dụng gỗ tự nhiên trong các thiết kế, vật dụng cũng được xem là một sự xa xỉ. Hiểu được vấn đề đó, ngành gỗ dần có những bước tiến lớn hơn trong việc sử dụng gỗ để làm đồ nội thất. Đó cũng là lý do tại sao gỗ Veneer được ra đời.
Sự ra đời của chúng được ví như một cuộc cách mạng của ngành gỗ trên toàn thế giới. Nó không những giúp con người tận hưởng và sử dụng được những sản phẩm bắt mắt, mang hơi hướng tự nhiên trong nhà. Đồng thời bên cạnh đó, nó cũng góp phần to lớn vào việc bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
Có thể bạn quan tâm:
- Melamine là gì? Ứng dụng của Melamine trong thiết kế nội thất nhà ở
- Acrylic là gì? Ứng dụng Acrylic vào trong thiết kế nội thất như thế nào?
- Top 7 loại vật liệu nội thất đang thịnh hành nhất hiện nay
Gỗ Veneer được ứng dụng nhiều trong cuộc sống ngày nay
Gỗ Veneer là gì?
Gỗ Veneer hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những lát mỏng của gỗ tự nhiên. Từ một khúc gỗ, họ cắt thành nhiều lớp mỏng, thường từ 0,1 đến 2mm, nó được gọi là veneer. Người ta tính rằng một cây gỗ dài 300mm, rộng 200mm và dài 2500mm sẽ cho ra khoảng 150 đến 300 mét vuông veneer (tùy thuộc vào độ dày của tấm veneer).
Những tấm ván mỏng này thường được ép hoặc dát mỏng lên các vật liệu có phần lõi dày hơn như ván ép, ván dăm và MDF. Từ đó tạo ra các tấm có kết cấu được sử dụng thay cho gỗ xẻ có kích thước dày hơn. Đây vẫn là gỗ thật nhưng máy móc và công nghệ đã cho phép cắt lát mỏng vật liệu này mà không gây lãng phí thay vì cưa thành những miếng ván dày như trước đây. Cũng giống như ván dày, gỗ Veneer có thể được xẻ trơn, xẻ quý, xẻ rãnh hoặc cắt quay và tạo ra nhiều kiểu thớ khác nhau liên quan đến mỗi lần cắt.
Sở dĩ người ta sử dụng gỗ Veneer như vậy là do gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt do con người khai thác. Lượng gỗ tự nhiên nếu cứ tiếp tục được khai thác không ngừng sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Do đó, người ta cho rằng việc sử dụng lớp lát mỏng của bề mặt gỗ tự nhiên. Rồi sau đó dán keo lên gỗ công nghiệp để làm đồ nội thất là một điều đúng đắn. Chính vì lẽ đó, gỗ Veneer là giải pháp hữu hiệu trong ngành nội thất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Gỗ Veneer hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những lát mỏng của gỗ tự nhiên
So sánh gỗ tự nhiên và gỗ Veneer
Khi chúng ta tiến hành đặt gỗ tự nhiên và gỗ Veneer lên bàn cân. Thì chắc chắn cả hai sẽ tồn tại nhiều ưu, nhược điểm khác nhau.
Theo đó, ưu điểm của gỗ Veneer là có giá thành rẻ hơn, không bị cong vênh hay mối mọt như gỗ tự nhiên. Bởi trong quá trình sản xuất, chúng đã được qua xử lý chống cong vênh và sự xâm nhập của mối mọt.
Một ưu điểm nữa ćủa gỗ Veneer là chúng có bề mặt sáng và đẹp hơn so với gỗ tự nhiên. Do các loại veneer được chọn lọc sau khi cắt nên đảm bảo vân gỗ thường rất đẹp. Ngoài ra, gỗ Veneer còn có thể ghép thanh, ghép vân, vân ngược, đảo vân… tạo nên sự độc đáo, lạ mắt và phù hợp với một số thiết kế theo xu hướng hiện đại. Điều này giúp sản phẩm trở nên đa dạng hơn về mẫu mã.
Bên cạnh những ưu điểm, gỗ công nghiệp sử dụng bề mặt veneer cũng có những nhược điểm. Vì được làm bằng ván gỗ công nghiệp hoặc ván dăm nên chúng không có khả năng chống nước. Nếu bề mặt bị ẩm ướt hoặc ngâm nước lâu ngày sẽ nhanh chóng bị phồng, hư hỏng bề mặt. Ngoài ra, các bề mặt veneer này cũng dễ bị nứt vỡ khi va chạm. Đối với thành phẩm không nên di chuyển nhiều vì có thể sứt mẻ, nứt khớp. Vì vậy, bàn ghế làm từ gỗ Veneer nhìn thì rất đẹp nhưng chỉ nên sử dụng ở những nơi luôn cao ráo, thoáng mát, không ẩm thấp và tuyệt đối không được để nơi có nước. Nội thất gỗ Veneer thường thích hợp cho những nơi khô ráo. Đặc biệt ở những nước có khí hậu ôn hòa, nó rất thích hợp để sử dụng.
Gỗ Veneer sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời
Quy trình sản xuất ra gỗ Veneer như thế nào?
Gỗ Veneer sẽ được xử lý tại nhà máy giống như một nhà máy cưa xẻ gỗ. Trước tiên chúng phải trải qua một thời gian dài được ngâm hoàn toàn trong “thùng” nước nóng. Đây là công đoạn làm mềm các thớ gỗ để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình cắt lát. Sau khi được ngâm lâu ngày, những thanh gỗ này sẽ được sơ chế và chuẩn bị cho quá trình cắt lát.
Có nhiều phương pháp cắt lát khác nhau. Nhưng tất cả đều đòi hỏi quá trình dao cắt phải sắc bén để cắt những lát mỏng siêu nhỏ. Các phương pháp cắt lát được sử dụng phổ biến nhất là xẻ trơn hoặc cắt phẳng, cắt quay, cắt theo chiều dọc và xẻ, cắt 1/4. Mỗi một phương pháp tạo ra một mẫu thớ cụ thể. Những lát gỗ Veneer mới cắt sẽ được đưa qua một quy trình sấy khô và được tập hợp lại thành từng bó. Trong đó bao gồm tất cả các lát gỗ từ cùng một khúc gỗ theo đúng thứ tự mà chúng đã được cắt lát.
Quy trình sản xuất gỗ Veneer vô cùng nghiêm ngặt
Lời kết
Tại Việt Nam, khi nguồn tài nguyên rừng đang bị khai thác gần cạn kiệt. Thì gỗ Veneer chính là giải pháp tối ưu để cung ứng nhu cầu nội thất trong cuộc sống. Hơn nữa, công nghệ tiên tiến luôn được cập nhật giúp nâng cao chất lượng gỗ công nghiệp khiến người dân ở mọi nơi, mọi loại khí hậu đều có thể sử dụng được. Việc sử dụng gỗ Veneer thay thế gỗ tự nhiên cũng góp phần bảo vệ môi trường. Thế nên, nếu gia đình bạn đang có ý định sử dụng loại gỗ này vào trong không gian nhà mình. Nhưng lại không biết cách thiết kế và bày trí như thế nào cho hợp lý? Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay NID INTERIOR chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất nhé.