Nguồn cảm hứng bất tận từ phong cách thiết kế Bauhaus
Nếu đã được một lần đặt chân đến Đức, thì không khó để bạn có thể tìm thấy Trường đại học Bauhaus-Weimar. Đây là ngôi trường cực nổi tiếng trong việc đào tạo kiến trúc xây dựng, thiết kế và mỹ thuật. Xuôi ngược về lịch sử của mỹ thuật thế giới, Bauhaus là trường nghệ thuật đã tiên phong trong việc kết hợp thủ công và mỹ thuật vào những năm 1919 – 1933. Không chỉ dừng lại ở đó, những quan điểm về thiết kế của trường Bauhaus đã nhanh chóng phát triển trở thành phong trào thiết kế Bauhaus cực kỳ đỉnh cao. Đặc biệt là trong giới kiến trúc nội thất hiện đại, phong cách thiết kế Bauhaus đang dần chứng minh bản thân là một điểm sáng mạnh mẽ trong hàng loạt phong cách thiết kế đang tồn tại.
Có thể bạn quan tâm:
- Những phong cách nội thất đang “làm mưa làm gió” trong năm 2020
- Các loại đá trong thiết kế trang trí nội thất ngày nay
- Phong cách thiết kế Taiwan – Nét hiện đại hòa quyện sự mộc mạc, tối giản
Phong cách thiết kế Bauhaus là một điểm nhấn ấn tượng trong giới kiến trúc
Bauhaus có nghĩa là gì?
Ngoài được biết đến với ý nghĩa tên gọi của trường đại học Bauhaus tại Đức. Thì Bauhaus còn là một từ ghép bắt nguồn từ 2 từ: “Bauen” có nghĩa là kiến tạo và “Haus” có nghĩa là ngôi nhà. Vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có thể dịch cụm từ “Bauhaus” thành khái niệm “Ngôi nhà của những công trình”. Nhưng theo cha đẻ của phong cách này, thì nó là từ viết tắt của “một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt chẽ để thực hành công nghiệp và đa quốc gia”. Kể từ khi phong trào thiết kế Bauhaus ngày càng nở rộ, thì chúng cũng dần đóng một vai trò quan trọng đối với giới nghệ sĩ và những kiến trúc sư trong công cuộc xây dựng lại Châu Âu. Nhất là khi Châu Âu đang phải gồng mình để hồi phục vết thương sau chiến tranh Thế giới thứ I.
Bauhaus là cái tên mang nhiều ý nghĩa khác nhau
Sự ra đời của phong cách thiết kế Bauhaus
Quay trở lại những năm tháng đầy bom đạn của cuộc chiến tranh Thế giới thứ I (1914 – 1918). Sau những cuộc chiến đẫm máu, Đức đã hoàn toàn suy kiệt trong cuộc chiến tranh và ngày càng trở nên thiếu thốn. Nghệ thuật của Đức cũng vì thế mà bị tổn thương, bởi những chật vật, khó khăn của cuộc sống đã tước đi sự sáng tạo của giới nghệ sĩ nước này.
Ngay giữa khung cảnh “đổ nát” ấy, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra những “khuôn vàng thước ngọc” của kiến trúc thời trước đã không còn phù hợp nữa. Chính vì thế mà trong các thiết kế của mình, ông đã loại bỏ đi những chi tiết rườm rà và tất cả mọi quy ước cũ của thời trước. Cũng chính từ giây phút này, Walter Gropius đã dần dần xây dựng và đặt nền móng đầu tiên cho phong trào Bauhaus. Vào ngày 12/4/1919, Chính quyền thành phố Weimar đã cấp phép cho xây dựng trường Đại học Bauhaus do Walter Gropius thành lập.
Trong những năm đầu tiên định hình, phong trào Bauhaus chỉ dừng lại ở việc thể nghiệm sự cân đối trong công năng và tính thẩm mỹ của các dự án về nội thất. Sau đó, Bauhaus dần hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm được con đường riêng cho mình. Tiêu biểu ngay trong những thiết kế nội thất hiện nay của phong cách thiết kế Bauhaus.
Walter Gropius là người đã đặt nền móng đầu tiên cho phong cách Bauhaus
Đặc trưng nổi bật trong phong cách thiết kế Bauhaus
William Morris đã từng phát biểu rằng “Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng”. Hiểu một cách dễ hơn, thì điều đó có nghĩa ám chỉ là cái đẹp phải luôn song hành cùng với công năng. Quan điểm ấy dần thấm nhuần và ăn mòn sâu vào những phong cách thiết kế về sau. Mà đặc biệt ở đây đó là phong cách thiết kế Bauhaus cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Hơn 100 năm trôi qua, phong cách Bauhaus vẫn luôn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Thế nên không vì lý do nào mà nó lại không thể trở thành tượng đài của giới kiến trúc. Bằng ấy năm trôi đi, trải qua nhiều sự va vấp của thời gian và ảnh hưởng liên tục của những phong cách thiết kế khác. Nhưng không vì thế mà Bauhaus đánh mất đi những đặc trưng nổi bật trong thiết kế của mình.
Nghệ thuật và công năng trong phong cách Bauhaus phải đi liền với nhau
Một số đặc điểm cần ghi nhớ trong thiết kế Bauhaus:
- Thẩm mỹ và công năng dường như đã trở thành triết lý đầu tiên và căn bản nhất trong thiết kế Bauhaus.
- Tận dụng nhiều ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản trong không gian trang trí của phong cách Bauhaus.
- Bất kể những chi tiết cầu kỳ nào cũng cần phải giảm đến mức tối thiểu nhất.
- Nội thất nên được thiết kế theo phong cách mở. Có nghĩa là bỏ đi các bức tường kín để mở rộng thêm không gian.
- Ưu tiên nên sử dụng các vật dụng hiện đại trong nhà và tối giản những món đồ đạc nội thất.
- Cần để tâm và lưu ý đến sự hòa hợp về màu sắc, bố cục, hình thái của mọi căn phòng theo phong cách Bauhaus.
- Đối với những phụ kiện không cần thiết đến như: rèm cửa, đèn chùm,… thì nên loại bỏ tối đa. Hãy chỉ sử dụng những thiết kế đơn giản nếu bạn thật sự cần đến chúng.
- Không nên sử dụng quá nhiều gam màu trung tính trong cùng một không gian. Bởi nó sẽ khiến cho không gian trở nên nhàm chán và không có điểm nhấn.
- Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong bất kỳ mọi phong cách thiết kế chứ không chỉ riêng Bauhaus. Vì vậy nên bố trí ánh sáng hợp lý để không gian xung quanh được trở nên phù hợp và dễ chịu.
Ngôn ngữ hình học và hình khối luôn được ưu tiên trong không gian trang trí Bauhaus
Lời kết
Tuy chỉ thực sự tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những thành quả mà phong trào Bauhaus mang lại. Những tư tưởng, công trình thiết kế, kiến trúc, nghệ thuật. Hay điển hình là phong cách thiết kế Bauhaus vẫn còn luôn trường tồn cho đến ngày nay là một minh chứng mạnh mẽ nhất về những gì mà phong trào Bauhaus đem đến cho nhân loại.
Phong cách thiết kế Bauhaus rất dễ phù hợp với tất cả mọi người
Với những đặc điểm riêng biệt của phong cách thiết kế Bauhaus trong nội thất, chúng ta có thể thấy đây là một phong cách không hề kén người sử dụng một chút nào cả. Vì vậy nếu bạn đang cần hô biến không gian sống xung quanh mình trở nên độc đáo theo xu hướng Bauhaus. Thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với NID INTERIOR của chúng tôi để được tư vấn nhiệt tình nhất nhé.