Phòng khách cổ điển được trang trí bằng những phụ kiện cực kỳ sang trọng

Phong cách thiết kế cổ điển là gì? Điểm khác biệt nhất của phong cách này

Phong cách thiết kế cổ điển được lấy cảm hứng từ những món đồ cổ và thời kỳ phục hưng. Những người yêu thích sự thanh lịch, hình ảnh mang lại cảm giác rắn chắc, bền bỉ thì thường lựa chọn phong cách này.

Đây là một phong cách không mới nhưng cũng không bao giờ bị lỗi mốt. Khi tiến hành chọn phong cách này cho ngôi nhà, bạn hãy yên tâm vì nó không mất gì cả. Bởi phong cách này không chỉ phục vụ gia trang của bạn trong một thời gian dài. Mà nó còn tạo phong cách vững chắc nhưng không kém phần thanh lịch ngay chính ngôi nhà của bạn.

Thiết kế theo phong cách cổ điển đặc trưng bởi các đường nét đối xứng, thẳng và rõ ràng. Tỷ lệ hoàn hảo kết hợp với các vật liệu sang trọng, chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm:

Phong cách thiết kế cổ điển là một trong những phong cách nổi bật nhất trên thế giới

Phong cách thiết kế cổ điển là một trong những phong cách nổi bật nhất trên thế giới

Những ý tưởng hay cho phong cách thiết kế cổ điển

Thông thường, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ một yếu tố hiện đại hay một sản phẩm hiện đại nào trong phong cách thiết kế cổ điển thuần túy. Do đó, ngày nay nội thất nhà ở cổ điển thuần túy chỉ còn là những gì tồn tại trong sách giáo khoa. Bởi thực chất, chúng ta rất khó để có thể trả lại lối sống của mình hòa vào thời kỳ xa xưa được. 

Tuy nhiên, không vì thế mà phong cách này bị xóa sổ hay không còn được ưa chuộng nữa.

Mà ngược lại, phong cách cổ điển đã dần được thay đổi để thích nghi hơn với nhu cầu và lối sống của người hiện đại. Trở thành một trong những phong cách thiết kế phổ biến nhất hiện nay.

Điểm nổi bật của phong cách thiết kế cổ điển

Những công trình mang phong cách thiết kế cổ điển thường có những đặc điểm nổi bật như trần nhà cao, xung quanh có rất nhiều cột. Những món đồ trang trí bằng đồng, đá cẩm thạch, hay các mẫu đèn phale được thiết kế cực kỳ ấn tượng.

Màu sắc

Nội thất cổ điển thường sử dụng tất cả các màu sắc của thiên nhiên. Điển hình là một số màu như: Màu xanh thẫm, nâu, vàng, xanh lá cây, xám. Hoặc màu sắc của đất sét nung cũng rất được ưa chuộng trong phong cách cổ điển. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp màu sắc pastel tươi sáng (vàng, vàng, be, xanh nhạt hoặc xanh nhạt, đào). Để có thể kết hợp hài hòa với màu sắc của đồ nội thất gỗ ấm áp.

Đôi khi, bạn có thể chọn và kết hợp hai màu sáng tối. Chẳng hạn như màu xanh đậm, xanh lam, hoặc xanh lá cây tương phản với trần nhà màu trắng. Hoặc sử dụng màu đen để đóng khung, từ đó nhấn mạnh được tầm quan trọng của một số yếu tố trong nội thất.

Một số gam màu nổi bật thường được sử dụng trong phong cách cổ điển

Một số gam màu nổi bật thường được sử dụng trong phong cách cổ điển

Đồ nội thất

Các món đồ nội thất mang đậm dấu ấn của phong cách cổ điển. Tuy chúng có dạng hình học thông thường nhưng lại tỏa sáng một cách sang trọng. Những thiết kế nội thất cổ điển thường được làm bằng các loại gỗ chất lượng: Gỗ óc chó, gỗ gụ, bạch dương có hoa văn,…

Chúng chủ yếu được làm thủ công nên độ tỉ mỉ, chất lượng phải nó là cực cao. 

Cách sắp xếp

Thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển thường bắt đầu tập trung từ phía trung tâm ngôi nhà. Có thể là một lò sưởi cổ, một chiếc tủ có ngăn kéo, bàn ăn lớn, đảo bếp hoặc cầu thang ấn tượng,… Đặc biệt, phong cách cổ điển thật không thể tưởng tượng được nếu như thiếu đi hình ảnh của những chiếc cột La Mã, những đường nét hoa văn đầy kiêu hãnh, cùng với các bình hoa lớn,…

Tiếp theo đó là cách sắp xếp đối xứng lý tưởng. Theo đó căn phòng sẽ được chia làm một nửa, ở giữa nó chính là điểm nhấn chính. Tất cả các món đồ nội thất trong phòng, các phụ kiện trang trí,… đều được sắp xếp đối xứng với điểm nhấn chính giống như một chiếc gương phản chiếu.

Điều này có nghĩa là các yếu tố dùng để trang trí như: Bình hoa, đèn, giá sách phải là hai, bốn,… để chúng có thể được sắp xếp đối xứng một cách nhân đôi lên.

Cách sắp xếp đối xứng thường thấy trong phong cách thiết kế cổ điển

Cách sắp xếp đối xứng thường thấy trong phong cách thiết kế cổ điển

Trang trí trong phong cách thiết kế cổ điển

Đối với những món nội thất bọc, rèm cửa,…thì thường sử dụng các vật liệu sang trọng như: Lụa, nhung, bông, damask, các sản phẩm tự nhiên,… Ngoài ra, để làm cho nội thất được trở nên sống động và độc đáo hơn, bạn có thể kết hợp các yếu tố của lụa hoặc taffeta với vải lanh hoặc bông đang thịnh hành. Vải nhung cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho việc bọc nội thất. 

Đối với sàn nhà, thì các vật liệu được sử dụng thường là những vật liệu chiếm ưu thế mạnh trong nội thất cổ điển: Gỗ, đá cẩm thạch, đá, đá phiến hoặc đá tự nhiên khác,… 

Nội thất trong phong cách thiết kế cổ điển thường đặc trưng bởi các thiết kế bảo thủ. Đối với không gian lớn, đặc biệt là các đường thẳng đứng lớn được lặp đi lặp lại liên tục. Trường hợp các căn phòng khác nhỏ hơn, các họa tiết thực vật hoặc một số mẫu ren lạ mắt cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Đặc biệt là các đường lượn sóng nhẹ nhàng rất thích hợp cho đệm hoặc trang trí bọc bên ngoài. Chúng tạo nên cảm giác mềm mại, thoải mái và sang trọng.

Phòng khách cổ điển được trang trí bằng những phụ kiện cực kỳ sang trọng

Phòng khách cổ điển được trang trí bằng những phụ kiện cực kỳ sang trọng

Trên đây là những ý tưởng hay và nổi bật nhất về phong cách thiết kế cổ điển hiện nay. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về phong cách này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và chia sẻ những lời khuyên hay nhất khi tiến hành thiết kế phong cách này.

Phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) khiến bao người ngẩn ngơ

Vào khoảng 200 năm trước, tổ tiên của chúng ta đã sinh sống tại các vùng đất bên ngoài. Họ sử dụng những gì được tìm thấy sẵn trong tự nhiên để làm chỗ ở, cung cấp thức ăn và quần áo,… Chính vì thế mà phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) được ví như sự hồi tưởng về những ngày đầu khi nền văn minh và thiên nhiên phụ thuộc vào lẫn nhau.

Được lấy cảm hứng chủ yếu từ thiên nhiên, nên phong cách thiết kế mộc mạc này được bao trùm bởi sự đơn giản, có chút gì đó của sự thô sơ, gồ ghề. Nếu như bạn là tuýp người ưa chuộng sự tự nhiên, mộc mạc thì phong cách này hoàn toàn phù hợp với bạn.. Cho dù bạn có đang sống tại một sườn núi, nơi ngoại ô hay thậm chí là trong lòng thành phố.

Có thể bạn quan tâm:

Phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) khiến bao người ngẩn ngơ

Phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) khiến người ta liên tưởng về những ngày đầu khi nền văn minh và thiên nhiên phụ thuộc vào lẫn nhau

Một số đặc trưng trong phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic)

Nguyên liệu tự nhiên

Phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) thường sử dụng những vật liệu đất như gỗ thô và đá, để mang các yếu tố ngoài trời vào bên trong ngôi nhà. Những vật liệu này chủ yếu dùng trong đồ nội thất và các phụ kiện trang trí, cũng như ngay trong kết cấu ngôi nhà. 

Thay vì sử dụng giấy dán tường hoặc các màu sơn sáng để bao phủ toàn bộ ngôi nhà. Thì phong cách mộc mạc này sẽ áp dụng đá và gỗ để tạo nên bố cục và kích thước cho các bức tường của nội thất.

Phong cách Rustic thường sử dụng vật liệu gỗ thô và đá

Phong cách Rustic thường sử dụng vật liệu gỗ thô và đá

Màu sắc ấm áp và tự nhiên

Khi chọn màu sắc để trang trí, hãy luôn ghi nhớ và chọn lựa những màu sắc ấm áp, tự nhiên như màu caramel phong phú, socola nâu và xanh rêu… Bạn cũng có thể kết hợp với một vài màu sáng hơn, điển hình như tông màu của đất thổ, màu đỏ của đất nung, màu vàng hoặc xanh denim. 

Ngoài ra, so với những bông hoa đầy sặc sỡ, phong cách mộc mạc trung thành hơn với những hoa văn đậm truyền thống, với những đường sọc rộng, kẻ sọc,… rất phù hợp.

Dầm gỗ

Không có vật liệu nào có thể toát lên được sự mộc mạc hơn được dầm gỗ thô. Phần gỗ thô ráp tạo nên sự gồ ghề đầy quyến rũ cho bề mặt. Phần dầm đóng vai trò cực quan trọng trong thiết kế trần nhà, cửa sổ, cửa ra vào,….

Dầm có hình dạng chữ nhật mang đến các đường nét mạnh mẽ, sạch sẽ. Trong khi đó, các khúc gỗ tròn lại thể hiện được sự mềm mại nhưng rất vững chãi.

Dầm gỗ thô là vật liệu thể hiện được tốt nhất sự mộc mạc

Dầm gỗ thô là vật liệu thể hiện được tốt nhất sự mộc mạc

Nội thất chắc chắn

Nhìn chung, phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) thường yêu thích những món đồ nội thất có kích thước trông có vẻ lớn hơn, nặng hơn và chắc chắn hơn phải mang đến sự thanh nhã, tinh tế.

Bàn, ghế gỗ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho phòng ăn. Trong khi đó nội thất phòng khách thường ghép khung gỗ mạnh mẽ với các tấm đệm bọc vải đơn giản. Đầu giường bằng gỗ hoặc các khung sắt đơn giản, phủ bên trên là những tấm vải được chắp vá một cách truyền thống.

Nội thất với chất liệu gỗ mang đến sự chắc chắn, bền bỉ

Nội thất với chất liệu gỗ mang đến sự chắc chắn, bền bỉ

Thiết kế được tái sử dụng

Như đã nói ở trên, thì phong cách mộc là sự kết nối chúng ta với quá khứ. Thế nên, các vật dụng cũ như thùng vắt sữa, máy bơm nước, máng gỗ, thùng rỗng, chai thủy tinh, sách cổ,… Chúng hoàn toàn có thể được tái sử dụng để làm bồn rửa, chậu cây, kệ đèn, hoặc một vài món trang trí.

Căn phòng có tầm nhìn đẹp

Vì là phong cách mộc mạc nên các thiết kế đều có một mối liên hệ mật thiết với bên ngoài trời. Đặc biệt là nó chỉ thực sự tự nhiên khi kết hợp với các sửa sổ lớn, nơi có những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng ánh sáng mặt trời bao phủ vào bên trong phòng.

Tầm nhìn rộng khiến căn phòng như được hòa quyện cùng với thiên nhiên

Tầm nhìn rộng khiến căn phòng như được hòa quyện cùng với thiên nhiên

Vải dệt chắc chắn

Khác với bây giờ, từ đời tổ tiên của chúng ta khi nói đến hàng dệt may. Họ thường quan tâm đến chất lượng vải vóc hơn là thời trang. Trước đây, chính tổ tiên ta đã sử dụng bất kỳ vật liệu nào có sẵn để làm quần áo, chăn, đệm,… 

Lấy cảm hứng từ những thiết kế này, phong cách mộc mạc cũng ưa chuộng hơn những vật liệu cứng như vải lanh, len, vải bố,.. Thảm dệt và những mảnh chăn chắp vá với thiết kế cổ điển như nhắc nhở chúng ta về một ký ức và thời gian đã từng tồn tại trước đây.

Phụ kiện trang trí được lấy cảm hứng từ tự nhiên

Những món phụ kiện trang trí trong phong cách mộc mạc thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Ví dụ như gạc thật hoặc gạc nhân tạo, thảm lông thú giả, hoặc những phụ kiện được chạm khắc bằng gỗ,… Đây chính là một trong những ví dụ hoàn hảo để thể hiện sự hòa hợp cũng như bày tỏ sự biết ơn của con người với thiên nhiên.

Phụ kiện trang trí trong phòng được lấy cảm hứng từ tự nhiên

Phụ kiện trang trí trong phòng được lấy cảm hứng từ tự nhiên

Cũ hơn bao giờ cũng tốt hơn

Trong khi đa số các phong cách ngày nay thường ủng hộ vẻ ngoài sáng bóng và tươi trẻ. Thì phong cách mộc mạc lại thu hút người nhìn bởi vẻ đẹp “có tuổi”. Không gian bên trong ấm cúng với các món đồ nội thất đầy nghệ thuật tạo nên bức tranh đầy tính thẩm mỹ hơn của lịch sử.

Nếu bạn yêu thích sự thoải mái hơn, bạn có thể sử dụng những vật liệu kim loại rèn hoặc đã bị xỉn màu, thay vì những thanh kim loại sáng chói. Kết hợp với đó là những mảnh gỗ được khai hoang cũ kỹ, những tấm kính với các mảnh kính chắp vá được thiết kế một cách có chủ đích.

Sự cũ kỹ được thể hiện cực ấn tượng trong căn phòng

Sự cũ kỹ được thể hiện cực ấn tượng trong căn phòng

>>> Xem thêm: 15 phong cách thiết kế nội thất được yêu thích hiện nay

Một số phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) điển hình

Mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế với phong cách thiết kế Rustic cổ điển

Mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế với phong cách thiết kế Rustic cổ điển

Không gian phóng khoáng, đơn giản nhưng đầy tươi mới của phong cách Rustic hiện đại

Không gian phóng khoáng, đơn giản nhưng đầy tươi mới của phong cách Rustic hiện đại

Thiết kế của Rustic Wedding mang đến không gian ấm áp và mềm mại

Thiết kế của Rustic Wedding mang đến không gian ấm áp và mềm mại

Bạn có hoài niệm về những ngày của Laura Ingalls Wilder và ngôi nhà nhỏ của cô trên thảo nguyên bao la không? 

Bạn có thích đắm mình trong không gian bên ngoài trời không? 

Kỳ nghỉ yêu thích của bạn có phải là một chuyến đi leo núi?

Với những người hoặc những nơi kiên cường, khó khăn, gồ ghề. Liệu bạn có thực sự bị thu hút?

Bạn có phải là người thích tự mình làm ra mọi thứ hoặc là người có đánh giá cao đối với những món đồ thủ công?

Liệu có một giây phút nào đó, bạn thường hay nghĩ về quá khứ và muốn sống một cuộc sống đơn giản hơn hay không?

Nếu câu trả lời của bạn là có cho tất cả những câu hỏi này, thì chắc chắn phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic) là sự kết hợp hoàn hảo dành cho bạn.

Phong-cach-thiet-ke-toi-gian-hien-dai-Minimalist-1

Phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist): Đơn giản mà đẹp

Phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist) là phong cách mà sự đơn giản là câu thần chú xuyên suốt trong toàn bộ ngôi nhà. Đặc điểm chung của những công trình mang phong cách này thường là không gian thoải mái với những thiết kế nội thất nhỏ gọn và tối giản, tông màu trầm ấm,…

Có thể bạn quan tâm:

Phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist)

Sự đơn giản là yếu tố nổi bật xuyên suốt trong phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist)

Làm thế nào để sáng tạo phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist)?

Để nắm bắt các ý tưởng để thiết kế một căn nhà mang phong cách thiết kế tối giản hiện đại. Hãy tham khảo tất cả mọi hướng dẫn sau để có thể làm nổi bật nội thất thiết kế tối giản ngay lập tức.

Trần nhà

Trong phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist), thì trần nhà không nên thiết kế quá phức tạp cũng như gánh quá nhiều nội thất cồng kềnh. Thay vào đó, bạn nên sơn trần nhà bằng một gam màu sáng để không gian xung quanh được cân bằng hơn.

Trần nhà phong cách thiết kế tối giản hiện đại

Trần nhà đơn giản không quá cầu kỳ

Sàn nhà

Để tái hiện không gian đơn giản nhất có thể, thì sàn nhà nên có màu sắc tự nhiên và không có bất kỳ một hoa văn nào cả. Bạn có thể lựa chọn một số loại sàn được ứng dụng phổ biến hiện nay như: sàn gỗ, gỗ dán, lớp phủ polymer, thảm trơn, sàn tự san phẳng và gạch granite,…

Mỗi một căn phòng bạn có thể biến tấu chúng với các loại sàn khác nhau. Ví dụ như phòng ngủ sẽ trở nên thoải mái hơn với một tấm thảm trải dài với màu sắc vô cùng nhẹ nhàng.

Sàn nhà với gam màu tự nhiên dù không quá nổi bật nhưng vẫn gây ấn tượng

Sàn nhà với gam màu tự nhiên dù không quá nổi bật nhưng vẫn gây ấn tượng

Tường

Những bức tường xung quanh nhà được hoàn thiện với kết cấu thạch cao, gạch bóng, sơn, hoặc một vài loại giấy dán tường được cho phép,… Ngoài ra, bức tường cũng có thể được làm bằng thủy tinh, bê tông, hoặc đá tự nhiên,… 

Thiết kế nội thất tối giản hiện đại với hai gam màu đen trắng bao phủ các bức tường

Thiết kế nội thất tối giản hiện đại với hai gam màu đen trắng bao phủ các bức tường

Nhà bếp phong cách thiết kế tối giản hiện đại

Một căn bếp được thiết kế theo phong cách tối giản hiện đại. Thì căn bếp đó nên nhuốm đầy hơi thở của sự sạch sẽ kết hợp với cách bố trí đơn giản và ngăn nắp. Cũng như bất kỳ một căn phòng nào khác, việc bày trí những vật dụng không cần thiết là điều khó có thể chấp nhận được trong phong cách thiết kế này. Chính vì thế mà tất cả các thiết bị gia dụng nên được ẩn đi hoàn toàn. 

Một vài vật liệu được các chuyên gia khuyên nên sử dụng trong nhà bếp là: đá tự nhiên, gạch, gỗ…Các chất liệu khác như kính và thép cũng thường được sử dụng trong căn bếp nhà bạn.

Màu sắc được ưu tiên sử dụng trong nhà bếp nên là màu be và màu trắng, đặc biệt là đối với các bức tường. Sàn bếp nên được phủ bằng sàn gỗ, gạch,… Nội thất xung quanh nên sử dụng những thiết kế có hình dạng đơn giản và không quá cồng kềnh, phô trương.

Nhà bếp phong cách thiết kế tối giản hiện đại

Nhà bếp sạch sẽ được sắp xếp đơn giản và gọn gàng

Phòng ngủ theo phong cách tối giản hiện đại

Một căn phòng ngủ hoàn hảo theo phong cách tối giản đó chính là một căn phòng rộng rãi. Trong đó có rất nhiều ánh sáng mặt trời tràn ngập xung quanh. Khuyến khích các bạn nên chọn gam màu trung tính hoặc màu be cho căn phòng ngủ của mình. Hoặc cụ thể hơn nên sử dụng gam màu trắng và xám để không gian trở nên tươi mới và giấc ngủ cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

Phòng ngủ tối giản hoàn hảo thì sự thoải mái nên được đặt lên hàng đầu. Phong cách thiết kế nội thất tối giản trong phòng ngủ được tạo ra bởi số lượng nội thất vừa và đủ. Sẽ thuận tiện hơn nếu bạn lưu trữ đồ đạc trong tủ quần áo tích hợp với giường hoặc bàn ở dạng đơn giản. Một số đồ đạc khác như gương có thể được gắn lên trên tường, rèm cửa nên sử dụng loại đơn giản nhất và có gam màu đồng nhất với gam màu phòng ngủ .

Chiếc giường trong phòng ngủ tối giản được nhiều nhà thiết kế khuyên nên chọn loại có dạng laconic. Bên cạnh đó, một chiếc giường rộng rãi với đầu giường bằng gỗ cũng được ưu tiên hơn cả. Ngoài ra, nên đặt một chiếc tủ hoặc cái bàn nhỏ cạnh giường, trên đó để một số vật dụng như: điện thoại, đèn bàn, điều khiển đèn, tivi, máy điều hòa,… rất thuận lợi và tiện ích trong quá trình sử dụng.

Phòng ngủ rộng rãi với ánh sáng bao phủ khắp phòng

Phòng ngủ rộng rãi với ánh sáng bao phủ khắp phòng

Phòng khách tối giản

Phòng khách tối giản được đánh giá là thiết kế tốt nhất trong toàn thể phong cách hiện đại. Bởi chúng mang lại sự sang trọng, thanh lịch và tinh tế ngay cả trong cuộc sống thường nhật. 

Với một thiết kế thích hợp, bạn sẽ có ngay một căn phòng khách tràn đầy năng lượng tích cực, tươi sáng.  Thông thường, để trang trí cho phòng khách, bạn có thể sử dụng một số màu với các sắc thái: đen, trắng, be, xám,… Hoặc đôi khi, trong một vài trường hợp khác, phòng khách được cho phép để tô điểm thêm một loạt các sắc thái đạm như cam, đỏ, xanh lá cây.

Nội thất phòng khách tối giản nên được để tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Trong đó nội thất phải được bao gồm cả thẩm mỹ và chức năng. Ánh sáng thích hợp là một yếu tố quan trọng của phòng khách. Cửa sổ lớn giúp cung cấp nhiều ánh sáng và làm cho phòng khách của bạn trở nên rộng hơn. Tivi nên được thiết kế treo tường hoặc được tích hợp cùng với một chiếc tủ nhỏ. 

Nội thất phòng khách nên theo phong cách tối giản. Từ sofa, ghế đơn cho đến bàn cà phê nên được thiết kế theo dạng hình học và bóng mịn.

Phòng khách đơn giản nhưng lại rất sang trọng và tinh tế

Phòng tắm theo phong cách thiết kế tối giản hiện đại

Các món đồ nội thất trong phòng tắm nên được hạn chế và bố trí một cách cẩn thận, nghiêm ngặt. Phòng tắm tối giản cũng không nên có sự xuất hiện vượt quá hai gam màu chính. Ví dụ bạn có thể chọn một bồn tắm màu nâu với không gian xung quanh kết thúc bằng một màu trắng.

Sàn nhà tắm cũng không nên có quá nhiều chi tiết và màu sắc. Tốt hơn hết nên chọn loại gạch hoặc gỗ không thấm nước. Nội thất bên trong cũng không nên xuất hiện quá nhiều chi tiết thừa thãi, không cần thiết.

Điều quan trọng là bạn cần phải tiết chế lại một số phụ kiện dùng trong nhà tắm. Đơn giản chỉ cần một chiếc kệ nhỏ xinh để đặt các loại dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt,… Hay một chiếc giá treo kim loại cho gương và khăn vừa vặn một cách hoàn hảo. Thiết kế ánh sáng xung quanh cũng là một yếu tố cần thiết khi chỉ cần một ô cửa sổ thông gió nhỏ là hoàn hảo. 

Phòng tắm với hai gam màu chính mang đến không gian thoáng mát

Phòng tắm với hai gam màu chính mang đến không gian thoáng mát

Liệu bạn có cảm thấy hứng khởi khi cảm nhận được những ưu điểm tuyệt vời mà phong cách thiết kế tối giản hiện đại mang lại? Nên nhớ, Minimalist không có nghĩa là sự khô khan, trống rỗng hay lạnh lẽo. Mà nó chính là phong cách để giúp cho căn nhà của bạn được trở nên cân bằng và gọn gàng hơn.

Đừng quên bổ sung tone màu tươi mới cho phòng bếp theo phong cách retro

Tìm hiểu về phong cách thiết kế Retro từ thập niên 60 

Những năm sáu mươi, đây dường như là một thời kỳ hậu chiến mang lại nhiều dư âm cho thế giới. Bởi thời điểm này, những người trẻ tuổi và năng động đang cố gắng tuyên truyền sự hòa bình, tình yêu và tự do trong mọi phạm trù cuộc sống. Xu hướng sống này đã được thể hiện qua những tác phẩm nghệ thuật, những phong cách thiết kế Retro đem lại dư âm lớn cho đến tâm bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:

Phong cách thiết kế nội thất Retro từ thập niên 60

Phong cách thiết kế nội thất Retro từ thập niên 60

Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Retro thập niên 60:

Đồ nội thất thiết kế thường có hình dạng khác biệt hoặc sở hữu bề mặt mịn màng và được đánh bóng;

In đồ họa, trang trí hoạ tiết trong các sản phẩm như thảm chùi chân, bọc và giấy dán tường;

Màu sắc nội thất sống động, mạnh mẽ và đầy thách thức với sự kết hợp giữa các tone màu nổi bật và trung tính.

Phong cách nội thất retro phòng khách với màu sắc sống động, mạnh mẽ

Phong cách nội thất retro phòng khách với màu sắc sống động, mạnh mẽ

Sử dụng các mặt hàng đồ nội thất cố định và dễ di chuyển 

Bạn có thể tuỳ thích kết hợp theo phong cách retro từ thập niên 60 vào ngôi nhà của bạn, hoặc linh hoạt kết hợp phong cách Retro và hiện đại theo ý muốn của mình. 

Không cần thiết phải tuân theo một cách mù quáng tất cả các nguyên tắc sáng tạo nội thất theo chủ đề, mà có thể kết hợp những phong cách nội thất từ retro đến hiện đại theo những cách khác nhau.

Sử dụng màu sắc tươi sáng để tạo nên không gian Retro thật hoàn hảo, tại sao không?

Nội thất của thập niên sáu mươi thường sử dụng những tone màu tươi sáng, hoặc bảng màu trung tính, thiết kế nội thất theo kiểu này thường phù hợp hơn với những ai có tư tưởng tự do, độc lập và yêu đời.

Thiết kế nội thất theo phong cách retro là sự lựa chọn phù hợp với những ai có tư tưởng tự do và yêu đời

Thiết kế nội thất theo phong cách retro là sự lựa chọn phù hợp với những ai có tư tưởng tự do và yêu đời

Những chiếc ghế sáng màu với hình thức đơn giản có thể tạo điểm nhấn cho không gian phòng ăn. Hoặc những chiếc ghế nhựa màu cam, màu vàng sẫm cũng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Tạo nội thất theo phong cách retro là một ý tưởng tuyệt vời có thể giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình sắm sửa đồ nội thất lúc ban đầu

Màu bạc hà là tone màu khá phù hợp để tạo nên thiết kế nội thất phòng bếp theo phong cách thiết kế nội thất Retro tinh tế và cổ điển.

Đừng quên bổ sung tone màu tươi mới cho phòng bếp theo phong cách retro

Đừng quên bổ sung tone màu tươi mới cho phòng bếp theo phong cách retro

Màu sắc này cũng có thể sử dụng cho các vật phẩm như vật dụng phòng bếp, tủ lạnh. Bạn cũng có thể bổ sung các màu sắc khác cho phòng bếp của mình để tạo nên phong cách retro hoàn hảo, chẳng hạn như đỏ, cam, sàn đất nung, sơn tường hoặc cửa.

Phong cách phòng bếp được ứng dụng thiết kế retro hoàn hảo

Phong cách phòng bếp được ứng dụng thiết kế retro hoàn hảo

Chất liệu để tạo nên phong cách thiết kế Retro là gì?

Những năm sáu mươi là thời gian của sự khai phóng và tự do, Vì thế, người ta thường sáng tạo ra những vật dụng nội thất mới lại từ các loại nguyên vật liệu mới mẻ. Ví dụ, nhựa có thể được sử dụng để tạo nên đồ trang trí nội ghế, bàn, bóng đèn và những thứ khác.

Phong cách thiết kế nội thất Retro

Phong cách thiết kế nội thất Retro

Các yếu tố mạ crôm, chẳng hạn như đồ nội thất, chân ghế và bàn, khung của mặt bàn, đèn và đèn pin, đã được sử dụng thành công với số lượng lớn. Nó cũng khá phổ biến để kết hợp các yếu tố lấp lánh này với mặt bàn bằng gỗ, armpad, mặt tiền và một khung đồ nội thất để lưu trữ.

Chất liệu trong phong cách thiết kế nội thất Retro

Gạch lát sàn caro trong phòng bếp là sự lựa chọn cực kỳ phổ biến. Do đó, sự kết hợp của gạch đen và trắng, đỏ và trắng, vàng và trắng đang ở đỉnh cao của sự phổ biến.

Cốt lõi của thiết kế nội thất theo phong cách retro – Không thể thiếu đi sự sáng tạo

Ý tưởng chính của các loại hình Retro là mang lại không gian sống ấm cúng và ấm áp, vì vậy, ngôi nhà của bạn cần được trang trí bởi các vật phẩm khác biệt, sáng tạo và màu sắc tươi tắn hơn. 

Phong cách Retro trong nội thất phòng khách

Phong cách Retro trong nội thất phòng khách

Phụ kiện nội thất sử dụng cho phong cách Retro có thể là đèn bàn cao với các hình thức lạ mắt. Đồng hồ đơn giản với mặt vuông màu trắng và khung màu đen là những yếu tố cần có để tạo nên một phong cách retro hoàn hảo.

Phụ kiện nội thất sử dụng cho phong cách Retro

Cửa sổ có thể được trang trí bằng rèm cửa chất liệu cotton với hoa văn và hoạ tiết đơn giản. Sử dụng khăn trải bàn có đốm hoặc rô và khăn trải giường cũng như thảm trang trí hoạt tiết bắt mặt sẽ là một kết hợp hoàn hảo nếu bạn có nhu cầu trang trí theo phong cách retro.

Quà lưu niệm, tượng nhỏ, bình hoa và carafes nên được đặt ở các những chiếc kệ sách, bên cửa sổ là vị trí thích hợp nhất để đặt bình hoa, chậu cây nhỏ.

Nếu bạn là một trong những người yêu chuộng và hứng thú với những điều xưa cũ của các thập niên trước, thì có lẽ phong cách thiết kế Retro sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn. Đừng bỏ qua điều này nhé.

Có rất nhiều phong cách nội thất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hiện nay

15 phong cách thiết kế nội thất được yêu thích hiện nay

Có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất vô cùng phổ biến hiện nay như: Sang trọng, hiện đại, đơn giản, cao cấp,… Tuy nhiên, điều này cũng đã vô tình đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các khách hàng. Đó chính là họ không biết đâu là từ ngữ để xác định đúng nhất phong cách thiết kế nội thất phù hợp với mình.

Điều này cũng dễ hiểu bởi với sự phong phú và đa dạng của các phong cách thiết kế. Thì thật khó để có thể giải mã được phong cách nào sẽ phù hợp với bạn. 

Để có được một khởi đầu tuyệt vời cho một dự án thiết kế nội thất. Điều quan trọng bàn cần làm đó chính là dành thời gian để tìm hiểu về từng phong cách. Từ đó biết được chúng khác nhau ở điểm nào và quyết định lựa chọn một phong cách thiết kế nội thất phù hợp với bạn nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Có rất nhiều phong cách nội thất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hiện nay

Có rất nhiều phong cách nội thất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hiện nay

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại

Thuật ngữ “Phong cách hiện đại” thường được sử dụng với mục đích để ám chỉ một căn nhà có cách phối màu đơn giản, kết hợp cùng các đường nét thanh nhã. Những vật liệu chủ yếu thường được sử dụng trong nhà bao gồm có thủy tinh, kim loại, thép.

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại mang đến cho mọi người cảm giác đơn giản từ tổng thể ngôi nhà cho đến từng chi tiết nội thất nhỏ. Được lấy cảm hứng từ xu hướng trang trí thế kỷ 20. Đến nay, người ta thường sử dụng cụm từ “kiểu dáng đẹp”, “gọn gàng”,… để miêu tả phong cách hiện đại.

phong-cach-thiet-ke-Modern

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại sở hữu những đường nét đơn giản

Phong cách nội thất Taiwan

Về phong cách này, đây là một cái tên khá mới mẻ đối với nhiều người hiện nay. Phong cách thiết kế nội thất Taiwan mang đến sự gọn gàng tiện ích, đơn giản tránh tối đa sự rườm rà, lược bỏ đi các chi tiết thừa để mang đến một không gian thoáng hơn.

Tất cả đem lại một sự tối giản và sự tiện nghi cần thiết không thừa không thiếu. Đồ nội thất sử dụng màu gỗ sáng làm không gian có thêm màu sắc của sự ấm cúng, tô điểm cho một không gian sống tốt hơn cho gia chủ. Những vật dụng được sử dụng phải có mục đích rõ ràng hay thậm chí là đa dụng. Những chi tiết thừa được phong cách tối giản bỏ qua một cách tối đa nhằm đảm bảo không gian mở, thoáng đạt và tạo cảm giác rộng rãi cho căn hộ.

phong-cach-thiet-ke-noi-that-taiwan

Phong cách với tông màu tối sang trọng tinh tế

Phong cách thiết kế nội thất đương đại

Hiện đại và đương đại là hai phong cách hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, không ít người thường xuyên lại bị nhầm lẫn giữa hai phong cách thiết kế nội thất này.

Thực chất, phong cách hiện đại ngày nay vốn được hình thành từ những năm nhất của thế kỷ 20. Phong cách này bị chi phối bởi sự cân bằng và giản lược nhất có thể. Còn phong cách đương đại lại là phong cách phản ánh những gì mới mẻ, đang được yêu thích nhất của thời hiện tại. Nói tóm lại, để dễ hiểu hơn thì nếu có một xu hướng mới mẻ nào đó được sinh ra. Nó sẽ được gọi là phong cách đương đại.

phong-cach-thiet-ke-Contemporary

Phong cách đương đại với không gian ấm cúng

Phong cách thiết kế nội thất tối giản

“Tối giản” là một khái niệm rất phổ biến tại Úc. Nó chính là hiện thân của phong cách hiện đại nhưng lại ở mức độ bị tối giản hơn rất nhiều. 

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những bảng màu trung tính mang lại cảm giác thoáng mát. Những món đồ nội thất đơn giản và được bố trí hợp lý. Tất nhiên là sẽ không có bất kỳ thứ gì gọi là sặc sỡ và lòe loẹt trong các món phụ kiện và trang trí được phép tồn tại ở thiết kế này.

phong-cach-thiet-ke-noi-that-Minimalist

Các thiết kế nội thất được tối giản một cách tối đa

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Đúng như với tên gọi của nó, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp được lấy cảm hứng từ một nhà kho hoặc một khu đô thị.

Phong cách này nổi bật với những nguyên liệu thô. Nên rất dễ hiểu khi vì sao bạn lại thường thấy gạch, gỗ, ống dẫn,…. xung quanh nhà. Thường thì những ngôi nhà với chủ đề thiết kế theo kiểu công nghiệp như thế này sẽ được cải tạo lại từ chính một tòa nhà công nghiệp cũ.

phong-cach-thiet-ke-industrial

Phong cách công nghiệp nổi bật với những nguyên liệu thô

Phong cách thiết kế nội thất trung đại

Có thể nhận thấy được sự hoài cổ trong các phong cách thiết kế nội thất trung đại. Nó chủ yếu nhấn mạnh và tập trung vào các hình thức cắt xén, hình dạng tự nhiên. Với phong cách thiết kế này, gia chủ có thể dễ dàng bổ sung thêm bất kỳ nội thất nào. Ngoài ra, nó cũng giúp chuyển đổi liền mạch một cách dễ dàng từ trong ra ngoài.

phong-cach-thiet-ke-Mid-Century-Modern

Phong cách được thiết kế đơn giản hóa chức năng

Phong cách Scandinavia

Đây là phong cách của người Scandinavia nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với sự đơn giản của cuộc sống. Điều này đã được chứng minh phần nào tại các nước Bắc Âu. Những món đồ nội thất theo phong cách Scandinavia thường mang đến hơi thở của nghệ thuật, mặc dù nó rất đơn giản và cực kỳ dễ hiểu. 

Phong cách thường tập trung vào các đường nét mềm mại. Sử dụng chủ yếu những tông màu sáng, trắng, xám, kết hợp cùng các vật liệu tự nhiên. Hầu hết nội thất Scandinavia cùng sử dụng chung bảng màu là trắng, xám, đen và gỗ.

phong-cach-thiet-ke-noi-that-Scandinavian

Phong cách đặc trưng của người Scandinavia

Phong cách thiết kế truyền thống

Thiết kế nội thất truyền thống được bắt nguồn từ một loạt các thiết kế từ phong cách cổ điển. Thường thì phong cách này rất ưa chuộng các tông màu đa dạng cùng với gỗ nhuộm màu tối. 

Đặc trưng của những ngôi nhà sở hữu phong cách truyền thống là có không gian hơi tối, nội thất bằng gỗ và có nhiều đường cong. Thiết kế nội thất rất chi tiết, công phu, kết hợp với nhiều phụ kiện trang trí kỳ công như lụa, thổ cẩm, nhung,…

phong-cach-thiet-ke-Traditional

Phong cách được bày trí đậm nét cổ điển

Thiết kế phong cách chuyển tiếp

“Chuyển tiếp” là phong cách khá phổ biến hiện nay bởi nó là sự vay mượn của tổ hợp phong cách thiết kế truyền thống và hiện đại. Không lấy quá nhiều từ phong cách này hay phong cách kia, mà sự kết hợp của chúng vừa đủ mang đến sự cân bằng nhưng vẫn không kém phần hấp dẫn.

Phong cách này cũng mang đến các bảng màu tương đối trung tính. Từ đó tạo ra một không gian êm dịu và thư thái, mang lại cảm giác vừa sành điệu, vừa đẹp mắt, vừa ấm áp và thu hút.

phong-cach-thiet-ke-transitional

Phong cách bài trí nội thất chuyển tiếp tạo nên một sự phối hợp ấn tượng

Phong cách nội thất Pháp

Nhắc đến phong cách Pháp là nhắc đến gam màu sắc ấm áp, kết hợp với nội thất được thiết kế bằng gỗ cực kỳ ấn tượng. Phong cách này lấy nguồn cảm hứng từ những trang trại bao phủ lên toàn bộ ngôi nhà. Đặc trưng của thiết kế kiểu Pháp đó chính là các tông màu mềm mại và đầy ấm áp của các vật liệu màu vàng, đỏ. Hoặc là tông màu từ các vật liệu tự nhiên như đá và gạch. 

phong-cach-thiet-ke-French

Phong cách thiết kế nội thất kiểu Pháp với gam màu sắc ấm áp

Phong cách Bohemian

Phong cách Bohemian rất nổi tiếng với các nhà thiết kế và giới thời trang hiện nay. Nó phản ánh một lối sống thoải mái và ít bị ràng buộc bởi những quy củ. Trong những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách này có rất nhiều món đồ nội thất cổ điển như thảm, đồ dệt được lấy cảm hứng từ những ý tưởng khác nhau. 

Phong cách Bohemian với nét phóng khoáng đầy tính tự do

Phong cách Rustic

Thiết kế nội thất theo phong cách Rustic nổi tiếng bởi cảm hứng được lấy từ sự tự nhiên. Nói một cách chính xác hơn đó là phong cách tượng trưng cho sự thô sơ với các vật liệu chính được làm từ gỗ và đá.

Với nguồn ý tưởng dồi dào từ thiên nhiên. Trong đó bao gồm rất nhiều loại thực vật, những khu rừng tự nhiên hoang sơ hay kể cả ánh sáng tự nhiên bên ngoài. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng nhận thấy phong cách này được ứng dụng rất nhiều tại các quán cà phê.

Phong cách Rustic thể hiện sự mộc mạc rất tự nhiên

Phong cách Shabby Chic

Shabby Chic lấy cảm hứng từ phong cách cổ điển nhưng lại có xu hướng nữ tính, mềm mại và tinh tế hơn cả. Các món đồ nội thất thường được thiết kế mang theo một chút man mác buồn và có gì đó của sự hoài cổ. Bảng màu của Shabby Chic thường bao gồm các màu trắng, kem và phấn. 

phong-cach-thiet-ke-Shabby-Chic

Shabby Chic mang đến một chút gì đó man mác buồn trong phong cách thiết kế

Phong cách Hollywood Glam 

Hollywood Glam mang trong mình phong cách thiết kế của sự giàu sang, quý phái. Đây là phong cách thiết kế cực hoàn hảo cho các gia chủ. Để họ có thể chứng minh được địa vị, cũng như sự bản lĩnh của mình.

Phong cách này được kết hợp một số tính năng của thiết kế Victoria. Bao gồm các món đồ sang trọng, đồ nhung, đồ cổ,… Kết hợp với bảng màu đặc biệt được in đậm dùng trong thiết kế này.

Hollywood Glam mang đến vẻ ngoài giàu sang, quý phái

Phong cách Hamptons

Còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn đó chính là phong cách bờ biển. Điểm chung của phong này đó chính là bảng màu với màu sắc rất nhẹ nhàng, thoáng mát với các gam màu trung tính. Nội thất bên trong sử dụng thường có màu trắng hoặc be. Một điều nổi bật khác đó chính là các món phụ kiện thường được lấy cảm hứng từ biển.

Có sự hiểu biết căn bản về nguyên tắc của các thiết kế nội thất. Đó chính là một lợi thế to lớn để giúp bạn có thể dễ dàng gợi lên những cảm hứng bất tận cho các ý tưởng thiết kế của bạn.

Phong cách Hamptons đầy mát mẻ và thoáng đãng

Phong cách Hamptons đầy mát mẻ và thoáng đãng

Vậy nên nếu bạn đang có mong muốn hô biến căn nhà của mình thành một trong những phong cách thiết kế nội thất ấn tượng. Vui lòng hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.

Bếp đảo bằng đá

Các loại đá trong thiết kế trang trí nội thất ngày nay

Ngày nay, trong những thiết kế nội thất nhà ở dù là phong cách hiện đại, cổ điển hay bán cổ điển,… thì đá là một loại vật liệu không thể vắng mặt bởi những ưu điểm như: khả năng chống mài mòn, có độ bền và độ cứng tốt, hiệu quả trang trí đa dạng.. Vậy đá trang trí trong nội thất nhà ở có những loại nào, loại đá nào là phổ biến nhất và chúng có những ưu nhược điểm gì thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng NID Interior nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Những mẫu thiết kế nội thất đẹp sử dụng đá trang trí

Mặt bàn ăn được làm từ đá

Mặt bàn ăn được làm từ đá – ảnh Internet

Phòng vệ sinh lát nền và ốp tường bằng đá

Phòng vệ sinh lát nền và ốp tường bằng đá – Ảnh Internet

Khu vực bếp bằng đá

Khu vực bếp bằng đá – ảnh Internet

Đá kết hợp với gỗ

Đá kết hợp với gỗ – ảnh Internet

Cầu thang mặt đá và đèn điện

Cầu thang mặt đá và đèn điện – Ảnh Internet

Bếp đảo bằng đá

Bếp đảo bằng đá – Ảnh Internet

Ứng dụng đá trong khu vực bếp

Ứng dụng đá trong khu vực bếp – Ảnh Internet

Sàn nhà lát đá sang trọng

Sàn nhà lát đá sang trọng – Ảnh Internet

Vách tường ốp đá

Vách tường ốp đá – Ảnh Internet

2 loại đá chính sử dụng trong xây dựng, nội thất

Đá sử dụng trong trang trí nội thất hay xây dựng hiện nay được chia thành 2 loại chính: Đá tự nhiên và Đá nhân tạo, mỗi loại đá sẽ có những loại khác nhau với những đặc tính khác nhau nên bạn cần có những kiến thức để có thể phân biệt được các loại đá dưới đây:

Đá tự nhiên

  1- Đá cẩm thạch, đá marble (đá biến chất)

  2- Đá hoa cương, đá granite (đá magma)

  3- Đá trầm tích (đá vôi-travertine)

Đá nhân tạo

  4- Đá xuyên sáng onyx

  5- Đá marble phức hợp

  6- Đá nhựa nhân tạo- solid surface

  7- Đá xi măng, đá granite nhân tạo

Khi đã xác định được những loại đá trên với những cái tên khác nhau, tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về những loại đá này xem chúng có những ưu nhược điểm gì, cấu tạo ra sao và thường được ứng dụng như thế nào để có thể lựa chọn được mẫu đá phù hợp với mục đích của bạn.

1./ Đá cẩm thạch, đá marble (đá biến chất)

Đá cẩm thạch, đá marble (đá biến chất)

– Cấu tạo: Đá cẩm thạch, marble là loại đá tự nhiên được hình thành do chịu ảnh hưởng của nhiệt lưu hoạt động magma và sự vận động kết cấu bên trong vỏ trái đất, dưới nhiệt độ và áp lực làm thay đổi thành phần và kết cấu của nham thạch.

– Đặc điểm: Bề mặt ngoài đá có nhiều hoa văn đẹp thẩm mỹ như đường, điểm, gợn sóng… Chúng có rất nhiều màu sắc khác nhau như: trắng xám, màu trắng, xám xanh, màu đen, màu xám, màu xanh lục, màu đỏ, màu vàng.

– Ứng dụng: Ngày nay, đá marble, cẩm thạch được ứng dụng rất đa dạng từ thiết kế nội thất và cả ngoại thất. Trong nội thất chúng được làm bề mặt tủ bếp,  mặt bàn trà, ốp tường trang trí hay ốp vách tivi, cầu thang… Đây là loại đá đang được ưa chuộng trong số các loại đá dùng trong nội thất.

2./ Đá hoa cương, đá granite (đá magma)

Đá hoa cương, đá granite (đá magma)

– Cấu tạo: Loại đá này nằm trong vỏ trái đất hoặc phun ra bề mặt trái đất rồi ngưng tụ thành do quá trình biến chất tiếp xúc nhiệt hay sừng hóa. Granite hầu hết có cấu tạo khối, cứng và xù xì hướng tròn cạnh khi bị phong hóa.

– Đặc điểm: Đá hoa cương, Granite thường có màu hồng đến xám tối hoặc thậm chí màu đen, tùy thuộc vào thành phần hóa học và khoáng vật cấu tạo nên đá. Bề mặt hạt thô đạt mức đá kết tinh. Chúng gồm 3 loại: đá hoa cương hạt mịn, đá hoa cương hạt trong bình, đá hoa cương hạt thô.

– Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi làm đá xây dựng, ốp tường, sàn nhà nội ngoại thất, các khu tiểu cảnh trang trí, Bề mặt tủ bếp, quầy bar, cầu thang.

3./ Đá trầm tích (đá vôi-travertine)

 

Đá trầm tích (đá vôi-travertine)Hang động đá vôi

– Cấu tạo: Đá trầm tích là một trong ba nhóm đá chính (cùng với đá magma và đá biến chất) cấu tạo nên vỏ trái đất và chiếm 75% bề mặt trái đất. Chúng thường lộ ra trên mặt đất, một loại đá biến chất từ đá vôi, kết cấu chủ yếu: kết cấu lớp vân, chứa động-thực vật hóa thạch.

– Đặc điểm: Đá có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen do bị lẫn nhiều tạp chất trong đất như đất sét, bùn và cát, bitum… Đá vôi dễ khai thác nhưng lại có nhiều nhược điểm. Cấu trúc mềm, không chịu lực tốt và dễ bị thấm, nứt vỡ bởi nước và độ ẩm. 

– Ứng dụng: Vì những đặc điểm trên đá vôi chủ yếu được dùng trong xây dựng khi làm cốt liệu cho bê tông hoặc sản xuất tấm ốp, tấm lát… Trong nghệ thuật, đá vôi được dùng để tạo hình tượng, phù điêu, hòn non bộ trang trí..

4./ Đá xuyên sáng Onyx

Đá xuyên sáng Onyx

– Cấu tạo: Đá Onyx tự nhiên là loại đá thuộc dòng đá thạch anh, kết hợp từ nước và quá trình phân rã của đá vôi, cùng với sự chuyển hóa liên tục trong lòng đất tạo thành một loại đá mới. Loại đá Onyx nhân tạo được con người tạo ra từ nhựa.

– Đặc điểm: Đá có khả năng xuyên sáng đặc biệt khác so với các loại đá thông thường, chúng có đặc tính mềm, giòn, dễ vỡ và rạn nứt theo vân. Bề mặt trông như sáp, khả năng xuyên sáng và vẻ đẹp sang trọng. Đá Onyx  có nhiều lớp màu sắc khác nhau khi có ánh đèn điện.

– Ứng dụng: Onyx tự nhiên là một loại đá quý trên thế giới và rất hiếm trên thị trường Việt Nam, nên trong xây dựng hiện nay chỉ sử dụng loại đá Onyx nhân tạo. Chúng có thể là đá ốp tường, lát sàn, làm mặt bàn ở những khu vực lớn như quầy lễ tân, quầy bar, tường background,…

5./ Đá marble phức hợp

Đá marble phức hợp

– Cấu tạo:  Đá marble nhân tạo được hiểu như đá cẩm thạch nhân tạo (Cultured Marble) được sản xuất từ bột đá thiên nhiên và bột tạo màu sắc trộn với polyester resin bão hòa như là chất kết dính theo một tỷ lệ đặc biệt và chính xác tạo ra các sản phẩm đá marble nhân tạo có hình dạng giống y đá granite tự nhiên, thậm chí còn đẹp hơn và đa dạng hơn về các thiết kế.

– Đặc điểm: Đá có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với đá tự nhiên, vận chuyển dễ dàng, phù hợp cho các thiết kế nhà cao tầng bị hạn chế nhiều về tải trọng. Loại đá này cũng có ưu điểm vượt trội khi độ cứng cao gấp khoảng 3 lần đá tự nhiên, giúp hạn chế cong vênh và vỡ, nứt trong quá trình sử dụng. Hơn thế nữa, loại đá nhân tạo này tránh được tình trạng hoen ố và thay đổi màu sắc sau quá trình sử dụng lâu dài.

– Ứng dụng: Đá marble phức hợp là một phương án thay thế chi phí thấp cho đá marble. Chúng có thể được sử dụng để làm vách ngăn nhà tắm, mặt bàn bếp, quầy bar hay các sản phẩm trang trí nội thất khác.

6./ Đá nhựa nhân tạo, Solid Surface

Đá nhựa nhân tạo, Solid Surface

– Cấu tạo: Là vật liệu hỗn hợp giữa khoáng đá tự nhiên và keo Acrlyic nên nó là vật liệu đặc, không chứa lỗ rỗng, cứng, bền màu.

– Đặc điểm: Chúng có khả năng chống ố bẩn, chịu nhiệt, chống tia cực tím, không có vết nối, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể thiết kế linh hoạt, bền màu và đa dạng về màu sắc.

– Ứng dụng: Chúng là vật liệu được sử dụng chủ yếu trong thiết kế mặt bếp, bar, bồn rửa, hay quầy lễ tân, mặt bàn, các thiết kế có đường cong khó gia công.

7./ Đá xi măng, đá granite nhân tạo

Đá xi măng, đá granite nhân tạo

– Cấu tạo: Đá granite nhân tạo có cấu tạo gồm 70% trường thạch, 30% đất sét có độ bóng láng rất cao.

– Đặc điểm: Đá granite nhân tạo hạn chế bị trầy xước so với đá granite tự nhiên do được sấy khô ở nhiệt độ 1500 độ C. Cùng với đó, chúng cũng được đánh giá là đẹp hơn đá tự nhiên do có màu sắc đồng đều, hoa văn thống nhất.

– Ứng dụng: Đá granite nhân tạo được dùng trong xây dựng như làm ốp tường sàn, trần nội ngoại thất trong tất các mục công trình. Trong nội thất đá granite dùng làm mặt bàn, ghế, mặt quầy bar,…

Hy vọng những kiến thức trong bài viết về những loại đá trong nội thất do NID tổng hợp trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về đá trong nội thất ngày nay. Nếu thấy bào viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và nhiều người biết hơn nhé!

Gỗ công nghiệp là gì

Phân loại gỗ công nghiệp – Ưu nhược điểm gỗ công nghiệp hiện nay

Hiện nay, gỗ công nghiệp đang được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống đặc biệt trong thi công nội thất đồ gỗ nhà ở chung cư căn hộ ở những thành phố lớn nhờ những tính năng ưu việt của nó mà gỗ tự nhiên không có được như giá thành, màu sắc, mẫu mã. Tuy nhiên, ván gỗ công nghiệp cũng có nhiều loại với những ứng dụng mục đích, hoàn cảnh sử dụng khác nhau, nếu không có kiến thức thì khó mà có thể phân biệt được. NID Interior với hơn 5 năm ăn nằm với đồ gỗ công nghiệp, nên cũng gọi là có chút kinh nghiệm muốn chia sẻ với mọi người về kinh nghiệm phân biệt và chọn mua gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

1./ Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Hiểu một cách đơn giản,  gỗ công nghiệp hay gỗ nhân tạo được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên. Sau khi qua công đoạn xử lý những nguyên liệu sẽ trở thành các bột gỗ, sợi gỗ, dăm gỗ hoặc ván gỗ sẽ được kết hợp với các chất kết dính hoặc các phương pháp công nghiệp để tạo thành tấm ván thành phẩm lớn.

Gỗ công nghiệp là gì

Những loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường

+ Kích thước ván gỗ công nghiệp?

Hiện nay, khổ ván công nghiệp tiêu chuẩn là: 1.220mm x 2.440 mm. Ngoài ra cũng có các khổ ván lớn trên thị trường như:

  • 1.530 mm x 2.440 mm
  • 1.830 mm x 2.440 mm
  • 1.830 mm x 4.300 mm

+ Xuất xứ gỗ công nghiệp trên thị trường việt nam hiện nay

Những loại gỗ công nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện nay có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ: Việt Nam, Trung Quốc, Mallaysia. Trong đó, chất lượng ván gỗ công nghiệp Malaysia được đánh giá cao nhất.

+ Cấu tạo gỗ công nghiệp

Khi nhìn vào những miếng ván gỗ công nghiệp, chúng ta dễ dàng nhận ra cấu tạo của nó gồm có 2 lớp chính đó là lớp phủ bề mặt và lớp cốt. Dựa vào 2 lớp này chúng ta có thể phân biệt được các loại gỗ trên thị trường hiện nay 1 cách đơn giản.

>>> Xem những công trình NID thi công nội thất gỗ công nghiệp: https://noithatnid.com/thi-cong-thuc-te/

2./ Các loại cốt gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay

  • Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density FiberBoard):

Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density FiberBoard)

+ Cấu tạo: MDF được làm từ gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia công theo qui cách.

+ Tính chất: Không nứt, không co ngót,  ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây

+ Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm,  18mm, 20mm, 25mm

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC … làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.

  • Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard):

Gỗ công nghiệp MFC

+ Cấu tạo: Ván dăm (chipboard), thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn… Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao.

+ Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có 2 loại MFC thường và MFC chống ẩm.

+ Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm. Các độ dày khác là tùy vào đặt hàng, có thể làm MFC 1 mặt. Ván MFC còn có kích thước tiêu chuẩn khác : 1830mm Rộng x 2440mm x 18mm/25mm Dày

+ Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, sử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.

  • Gỗ dán (Plywood):

Gỗ dán (Plywood)

+ Cấu tạo: Nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng

+ Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao.

+ Độ dày thông dụng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm lõi cho bề mặt veneer. Loại chịu nước làm copha, gia cố ngoài trời…

  • Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard):

Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)

+ Đặc tính: Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt

+ Tính chất: Rất cứng, không nứt, chịu nước, không co ngót, chịu nhiệt khá tốt.

+ Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm

+ Ứng dụng gỗ HDF: Là giải pháp tuyệt vời cho đồ gỗ nội thất trong nhà và ngoài trời, cửa,  vách ngăn phòng, và cửa ra vào.  Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên được ứng dụng chủ yếu trong làm sàn gỗ.

  • Gỗ ghép:

Gỗ ghép

+ Cấu tạo: Những thanh gỗ nhỏ ( thường gỗ cao su, gỗ thông, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ trẩu) sử dụng công nghệ ghép lại với nhau thành tấm

+ Tính chất: Rất gần với các đặc điểm của gỗ tự nhiên

+ Độ dày thông dụng: 12mm, 18mm

+ Ứng dụng: Sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng. 

  • Gỗ nhựa:

Gỗ nhựa

+ Cấu tạo: Đây là một loại vật liệu được tạo thành từ bột nhựa PVC với một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ

+ Tính chất: Chịu ẩm tốt, nhẹ, dễ gia công

+ Độ dày thông dụng: 5mm, 9mm, 12mm, 18mm

+ Ứng dụng: Gia công đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt phủ các loại Acrylic

3./ Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

A. Bề mặt Melamine:

Bề mặt Melamine

  • Cấu tạo: Lớp Melamine chịu nhiệt, cứng, có màu sắc, họa tiết phong phú được ép lên bề mặt gỗ VÁN DĂM (gọi là MFC) hoặc MDF
  • Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có loại phủ Melamine 1 mặt và 2 mặt
  • Độ dày thông dụng: 0.4 – 1rem. Các độ dày khác là tùy vào đặt hàng, có thể làm MFC 1 mặt. Ván MFC còn có kích thước tiêu chuẩn khác : 1830mm Rộng x 2440mm x 18mm/25mm Dày
  • Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
  • Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
  • Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, xử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng

 

B. Bề mặt Laminate

Bề mặt Laminate

  • Cấu tạo: là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều.
  • Tính chất: Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng.
  • Độ dày thông dụng: 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt Laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm
  • Ưu điểm: Gỗ Laminate có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp. Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
  • Nhược điểm: Giá thành gỗ Laminate khá cao so sánh cùng các loại gỗ công nghiệp khác. Để sử dụng được thì gỗ công nghiệp laminate phải được dán trên các loại gỗ khác như gỗ MDF hay gỗ Ván dăm. Vì vậy chất liệu các sản phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và chất liệu keo dán. Những mặt hàng phải tiếp xúc nhiều với nước tốt nhất là dùng loại cốt MDF xanh chống ẩm và viền được dán kín bằng các loại nẹp bo không thấm nước.
  • Ứng dụng: Với nhiều tính năng ưu việt nên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như bàn ghế, vách ngăn, sàn gỗ, kệ trang trí…

 

C. Bề mặt Veneer

Bề mặt Veneer

  • Cấu tạo: Là gỗ tự nhiên được bóc thành lớp mỏng từ 0,3 – 1mm rộng 130-180mm. Thông thường được ép lên bề mặt gỗ dán plywood dày 3mm
  • Tính chất: Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Độ cứng phụ thuộc nhiều vào sử lý PU bề mặt.
  • Độ dày thông dụng: tấm ép sẵn 3mm hoặc có thể theo đặt hàng.
  • Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.
  • Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
  • Ứng dụng: Là vật liệu hoàn thiện rất đẹp cho nhiều sản phẩm nội thất. Giống gỗ tự nhiên, giá thành cạnh tranh, tạo hình phong phú

 

D. Bề mặt nhựa Vinyl

Bề mặt nhựa Vinyl

  • Cấu tạo: Một loại bề mặt nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ Hàn Quốc với kết cấu bao gồm PVC và lớp bao phủ
  • Độ dày thông dụng: 0,12mm / 0,18mm / 0,2 mm
  • Ưu điểm: Ổn định bề mặt , tạo mặt cứng, chống nước , chông xước , chống va đập, chống phai màu, chống vi khuẩn, bề mặt dễ lau chùi, chống bám bụi.
  • Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
  • Ứng dụng: Sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.

*** Để tìm hiểu kỹ hơn về gỗ công nghiệp và vật liệu hoàn thiện, bạn có thể ghé qua những trang web có địa chỉ dưới đây:

1. www.ancuong.com

2. www.goxanh.com.vn

3. www.picomat.vn

4. www.godan.com.vn

4./ Những ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp

+ Ưu điểm: 

– Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.

– Bề bặt phẳng nhẵn.

– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.

– Có số lượng nhiều và đồng đều.

– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.

-Dễ thi công và thời gian gia công nhanh.

Tuy nhiên không thể phủ nhận những hạn chế như:

– Không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên

– Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

– Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.

5./ Vệ sinh đồ nội thất làm từ các loại gỗ công nghiệp

Với gỗ công nghiệp, nguyên tắc hàng đầu và tối quan trọng là không được để nhiễm nước. Khi ván dính nước và bị ẩm, các phân tử nước len lỏi vào phần cốt ván khiến không khí vào theo làm bề mặt tấm ván bị biến dạng, để lâu ván sẽ có hiện tượng trương nở và không đảm bảo chất lượng. Trên thị trường có nhiều loại ván gỗ công nghiệp chống ẩm với màu xanh đặc trưng nhưng các loại ván này chỉ giảm thiểu khả năng biến dạng khi tấm ván trong môi trường ẩm hoặc tiếp xúc với nước chứ không hoàn toàn kháng nước.

Vệ sinh đồ nội thất làm từ các loại gỗ công nghiệp

Với đồ nội thất, đa phần đều được gia công từ các tấm gỗ công nghiệp đã được phủ bề mặt trang trí như melamine, laminates hay acrylic. Với các bề mặt này, lớp phủ trên cùng đã có keo melamine (với melamine và laminates) hoặc có lớp nhựa bóng với acrylic. Khi tẩy rửa, bạn cần lưu ý sử dụng khăn ẩm vừa phải, vắt kiệt nước mới lau lên bề mặt. Có thể dùng nước tẩy rửa thông thường nhưng nên pha loãng và vết bẩn nên được vệ sinh ngay để tránh tình trạng két lại lâu ngày. Lưu ý khi vệ sinh đồ gỗ công nghiệp nên nhẹ tay, tránh chà xát mạnh làm trầy xước bề mặt.

Trên đây là bài viết về gỗ công nghiệp với những kiến thức đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về gỗ công nghiệp và có thêm những lựa chọn đúng đắn cho các vật dụng trong gia đình. Nếu thấy hay và hữu ích hay chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!

Tủ 4 ngăn

10 món đồ nội thất kết hợp nhiều công năng cho không gian nhỏ

Khi bạn sở hữu 1 không gian sống không quá thoải mái thì cũng không có gì lo lắng khi lựa chọn được những món đồ nội thất với kích thước và công năng phù hợp mà không chiếm quá nhiều diện tích nhà bạn. Ngoài tiện ích tối ưu không gian sống, những món đồ nội thất dưới đây cũng là sự lựa chọn của rất nhiều người theo chủ nghĩa tối giản, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm:

Đi văng

– Đi văng: Đi văng là chỗ để nghỉ ngơi, thư giãn mà thậm chí còn là chỗ để bạn ăn uống ngay trong không gian riêng. Đồ nội thất này được đặt ở nhiều vị trí trong nhà như phòng khách, phòng ngủ để trông con nhỏ hoặc bất cứ nơi nào thuận tiện và có thể thưởng thức các tờ báo buổi sáng hay giấc ngủ buổi chiều.

Bàn gấp
– Bàn gấp: Bàn gấp giống như một phép màu trong việc tiết kiệm không gian sống. Nó được bố trí những ngăn kéo nhỏ để dao kéo, khăn ăn…mà không gây mất diện tích.

Tủ 4 ngăn
– Tủ 4 ngăn: Với thiết kế đối xứng, những tủ đựng đồ này có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau và tận dụng để được nhiều đồ vật. Khi cần một góc tủ lớn có thể xếp các ngăn liền thành một khối.

Kết hợp giường, ghế ngồi và tủ
– Kết hợp giường, ghế ngồi và tủ: Vừa có thể làm nơi nghỉ ngơi, nơi thư giãn và vẫn chứa được một số lượng lớn đồ đạc, đồ nội thất này như đóng ni cho những căn phòng nhỏ hẹp.

Gương kết hợp với giá treo đồ
– Gương kết hợp với giá treo đồ: Với những khung gương không treo tường, bạn có thể tận dụng khung phía sau để tạo nên giá treo quần áo.

– Ghế ngồi có túi đựng phía sau: Những thiết kế này giúp bạn tận dụng được nhiều vị trí. Những chiếc túi được tạo nên cùng tông màu cùng với ghế nên nơi này giống như một kho chứa bí mật.

Nhà bếp mini
– Nhà bếp mini: Với không gian hạn chế, những nhà bếp mini như thế này có thể dễ dàng di chuyển mà vẫn đảm bảo chức năng.

Tủ khăn kết hợp cùng ghế tựa

– Tủ khăn kết hợp cùng ghế tựa: Vừa là chỗ để ngồi, vừa là nơi chứa đồ, những chiếc ghế này có vẻ như phù hợp với mọi không gian nhà tắm.

Giá đề giày kết hợp tủ treo quần áo

– Giá đề giày kết hợp tủ treo quần áo: Bạn có thể treo quần áo lên phía trên hoặc phía trước và để giày xuống dưới.

Bàn xếp chồng

Bàn xếp chồng: Những chiếc bàn xếp chồng có thể tháo rời thành 3 chiếc bàn có độ cao khác nhau, phù hợp cho nhiều đối tượng, lứa tuổi.

Trên đây là bào viết tổng hợp 10 món đồ nội thất cực kì phù hợp với những không gian sống nhỏ hẹp mà vẫn đáp ứng được công năng sử dụng hằng ngày. Bạn là người yêu thích cuộc sống hiện đại, tối giản thì đây cũng là những lựa chọn đồ nội thất phù hợp. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!

Cây thủy tiên

10 loại cây “đẹp mà độc” nên cẩn thận khi trang trí trong nhà

Hiện nay, nhu cầu trang trí cây cảnh trong nhà đang trở nên rất phổ biến từ thành phố đến nông thôn. Không thể phủ nhận lợi ích mà cây cảnh mang lại cho chúng ta trong cuộc sống ngày nay, từ thanh lọc không khí đến trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước những loại cây không nên trồng trong nhà dưới đây.

Có thể bạn quan tâm:

1. Cây thủy tiên

Cây thủy tiên

Tên khoa học: Narcissus

Ở Việt Nam, hoa thủy tiên được nhiều gia đình chọn để trưng vào dịp Tết để cầu mong một năm mới đầy sự tốt lành, trường thọ và tài lộc sung túc.

Tuy nhiên, loại hoa này lại chứa chất kịch độc Alkaloids. Nếu vô tình ăn phải sẽ dẫn đến đau dạ dày, huyết áp cao, nhịp tim không đều dễ dẫn đến tử vong.

2. Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh

Tên khoa học: Dieffenbachia cultivar

Loại cây này được ưa chuộng để trang trí nội thất trong nhà bởi đặc tính sinh trưởng tốt, thanh lọc không khí, khử bớt các khí độc do môi trường hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày.

Tuy nhiên, cần cẩn thận với lá cây vì tinh thể Calcium Oxalate có trong lá sẽ gây cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa,… khi vô tình ăn phải hoặc viêm da nhẹ khi tiếp xúc trực tiếp với lá.

3. Cây trúc đào

Cây trúc đào

Tên khoa học: Nerium oleander

Cây trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm, đỏ cam,… và có mùi thơm nhẹ nên rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh.

Tuy đẹp nhưng trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem có các glucosid độc, chủ yếu là oleandrin (còn gọi là neriolin) với tỷ lệ 0,7 – 1 phần nghìn.

“Các chất độc này khi đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng nôn mửa, hôn mê, lên cơn đau tim và tử vong”, theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Thạch, Khoa công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

4. Cây dạ lan hương (hoa tiên ông)

Cây dạ lan hương (hoa tiên ông)

Tên khoa học: Hyacinthaceae, có xuất sứ từ vùng đất Địa Trung Hải

Hoa tiên ông, còn gọi là Dạ lan hương thường nở vào đêm và có hương thơm quyến rũ, nhìn lạ mắt, thích hợp để trang trí trên bàn phòng khách, phòng làm việc. Hoa có nhiều màu sắc phong phú như trắng, đỏ, hồng, vàng, tím, xanh,…

Kiểu dáng độc đáo, màu sắc bắt mắt nhưng loại cây này không nên trồng trong nhà vì chứa nhiều độc tố như Calcium Oxalate và Lycorine, tập trung nhiều nhất ở phần củ. Nếu ăn phải loại cây này sẽ dẫn đến các triệu chứng giống hoa thủy tiên.

5. Cây môn kiểng

Cây môn kiểng

Tên khoa học: Caladium biccolor, có nguồn gốc Brazil và quần đảo Tây Ấn Độ.

Cây môn kiểng là cây cảnh lá, thích hợp trồng trong bóng râm vì thế có thể làm cây trang trí nội thất hay trồng chậu cây để bàn làm việc, phòng khách, hành lang, cửa sổ,… Lá cây có thể giữ được vài ngày phục vụ cho cắm hoa.

Giống cây này cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, dễ gây ngộ độc cho trẻ em và vật nuôi khi ăn phải, bỏng rát khi cho da tiếp xúc trực tiếp.

Nếu không được chăm sóc tốt cây môn kiểng dễ bị héo. Trong phong thủy, những loài cây bị héo sẽ mang lại những điều không may và vận khí xấu cho gia đình.

6. Cây hoa huệ lily

Cây hoa huệ lily

Tên khoa học: Hippeastrum puniceum

Cây Huệ có nhiều loài và cho nhiều màu hoa khác nhau như màu đỏ nhung (màu huyết), màu hồng phấn, màu trắng, màu cam, màu vàng… Hoa của cây Huệ đỏ gây nhiều ấn tượng cho người dân trong mỗi dịp xuân về.

Huệ lily được rất nhiều người yêu thích vì sức sống bền bỉ và màu hoa đẹp quyến rũ nhưng củ của loại cây này có chất độc Lycorine gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ em như tiêu chảy, buồn nôn nếu ăn phải hoặc bỏng rát, ngứa da khi tiếp xúc với chất lỏng của hoa.

7. Cây xương rồng

Cây xương rồng

Tên khoa học: Cactaceae, loài thực vật bản địa Châu Mỹ thường xuất hiện phổ biến ở sa mạc.

Trong phong thủy, cây xương rồng có tác dụng trừ tà, tránh hung, hóa giải sát khí cho ngôi nhà. Với đặc tính mọc gai nhọn xung quanh thân, cây phát triển hướng lên nên đây là loại cây không nên trồng trong nhà.

Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây độc và nguy hiểm. “Mủ và gai cây xương rồng chứa nhiều chất độc gây suy giảm hệ thống miễn dịch của con người nếu nuốt phải, mủ xương rồng bắn vào mắt sẽ gây mù lòa hoặc giảm thị lực”, theo giáo sư Ngô Quang Đê, nguyên Chủ tịch Hội sinh vật cảnh của Đại hoc Lâm nghiệp Hà Nội.

8. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Tên khoa học: Sansevieria trifasciata, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania.

Một trong những tác dụng không thể bỏ qua của cây lưỡi hổ đó là làm sạch không gian sống với tính năng thanh lọc không khí có thể hấp thụ 107 độc tố, trong đó có cả độc tố gây ung thư. Đây là loại cây được ưa chuộng trang trí phòng làm việc hay kể cả phòng phủ trong nhà.

Mặc dù vậy, tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố saponin. Nếu không may nuốt phải sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy và kích ứng da.

9. Cây bách, đa bon sai

Cây bách, đa bon sai

Theo quan niệm xưa, giống bonsai của cây đa và cây bách hay mọc và trồng cạnh mộ, miếu, đền thời sẽ dẫn đến sự lạnh lẽo, âm khí cho mọi thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, rễ cây to thô gây mất cân bằng trong nhà, ảnh hưởng đến công việc làm ăn và sức khỏe. Đặc biệt, phòng khách thuộc thổ nên cần tránh loại cây này.

10. Cây trạng nguyên

Cây trạng nguyênTên khoa học: Euphorbia pulcherrima, có nguồn gốc miền nam México, Trung Mỹ và châu Phi.

Trong phong thủy, cây trạng nguyên là biểu tượng cho sự thành đạt trong học hành, thi cư đỗ đạt,… Vì cây nở hoa trong dịp Tết nên mang đến may mắn và thành công cho gia đình cả năm. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với nhựa mủ (latex) có thể bị dị ứng, khi tiếp xúc với da sẽ gây phát ban, tiếp xúc với mắt gây kích ứng, ăn vào sẽ bị tiêu chảy.

Trên đây là những thông tin về 10 loại cây “đẹp mà độc” nên cẩn thận khi trang trí trong nhà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu thấy hay và ý nghĩa hãy chia sẻ có nhiều người cùng biết và thường xuyên ghé chuyên mục Blog nội thất của NID Interior để cập nhật thêm nhiều tin tức nội thất nữa nhé!

Tìm hiểu về xây nhà lệch tầng - Nên hay không?

Tìm hiểu về xây nhà lệch tầng – Nên hay không?

Nhà lệch tầng là một khái niệm khá mới mẻ và đang được áp dụng nhiều trong thời gian gần đây. Dù có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định khiến nhiều gia chủ còn phân vân có nên ứng dụng kiến trúc này hay không.

Nhà lệch tầng là gì?

Nhà lệch tầng là nhà có kiến trúc thiết kế mặt sàn ở các tầng không thẳng hàng, không vuông góc với nhau và có độ chênh về độ cao giữa các tầng. Với kiểu nhà này, cầu thang được bố trí ở giữa nhà, xung quanh là các phòng. Phía trước cầu thang thường được làm bằng tấm kính trong suốt thay vì tường ngăn kín mít giúp không gian nhà thêm rộng. Không gian nhà thêm mới lạ, độc đáo vì không có những bức tường đều thẳng xuyên suốt như thông thường.

Tìm hiểu về xây nhà lệch tầng - Nên hay không?
Có hai dạng lệch tầng chính:

  • Loại thứ nhất, phần sau bếp và nhà ăn được nâng lên vài bậc để phân chia không gian phía trước và phía sau nhà. Từ độ cao của phần sau nhà, cầu thang được thiết kế đi lên theo hình zigzag. Bằng cách này, mặt nền giữa các tầng sẽ chênh lệch nhau về độ cao.
  • Loại thứ hai, phần sau của ngôi nhà cũng được nâng lên vài bậc tạo thành sàn lửng có cầu thang đi lên. Tầng này được xem như tầng lửng, thường dùng để bố trí nhà ăn, phòng bếp.

Có thể bạn quan tâm:

Có nên xây nhà lệch tầng hay không?

Để biết kiến trúc lệch tầng có phù hợp với đặc điểm mảnh đất, nhu cầu và sở thích của gia chủ hay không, trước hết, cần nắm rõ những ưu, nhược điểm của kiến trúc này.

Ưu điểm của nhà lệch tầng:

  • Tiết kiệm diện tích: Do đặc điểm lấy ngay chiếu nghỉ làm hành lang giữa hai phòng nên nhà lệch tầng khắc phục được nhược điểm của những mảnh đất có chiều sâu ngắn (dưới 12m).
  • Không gian nhà thông thoáng: Khi cầu thang và giếng trời được kết hợp hài hòa, vấn đề thông gió, ánh sáng sẽ được giải quyết. Cầu thang chạy theo hình zigzag tạo thành ống hút gió xiên giữa các tầng.
  • Mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên: Kiến trúc lệch tầng cho phép ngôi nhà đón nhận được nhiều ánh sáng và gió từ bên ngoài. Không gian cầu thang cũng rộng rãi hơn cho phép gia chủ bày trí tiểu cảnh, trồng cây, trồng hoa để lấp đầy khoảng trống, mang lại cảm giác tươi mới, sống động.
  • Tạo tầm nhìn rộng mở giữa các tầng: Vì cầu thang ngắn nên khoảng cách giữa các tầng được rút ngắn lại, mang đến cảm giác nhà có nhiều không gian hơn.
  • Tận dụng được khoảng trống: Kiến trúc lệch tầng tạo ra những khoảng trống để làm nhà kho, nhà vệ sinh hoặc làm nhà để xe.

Nhược điểm của nhà lệch tầng:

  • Không an toàn cho người già, trẻ nhỏ: Vì nhà có nhiều cầu thang, không gian đi lại khá chật nên khá bất tiện cho người già và trẻ nhỏ.
  • Tốn chi phí, thời gian thi công kéo dài: Quá trình xây dựng nhà lệch tầng cần nhiều thời gian, tốn công sức của kiến trúc sư và thợ xây, kèm theo chi phí phát sinh.
  • Bất tiện: Trong nhà lệch tầng, cầu thang thường được bố trí gần cửa ra vào, gây cảm giác bất tiện, khó chịu và gây tiếng ồn.
  • Vì thiết kế lộ thiên nên cần chú trọng phần thoát nước, chống ẩm khi thi công nhà.

Có nên xây nhà lệch tầng?

Từ những ưu điểm, nhược điểm trên, có thể thấy rằng, chỉ nên xây nhà lệch tầng với những mảnh đất sâu, hẹp ngang. Còn với mảnh đất ngắn, vuông thì không nên xây nhà lệch tầng để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí thiết kế, chi phí xây dựng. Những gia đình có người già, con nhỏ thì không nên xây nhà lệch tầng vì nhược điểm của kiến trúc nhà này là nhiều cầu thang, ảnh hưởng tới sinh hoạt, thiếu an toàn cho người già, trẻ nhỏ.

Trên đây là những thông tin về tìm hiểu về xây nhà lệch tầng – Nên xây hay không?. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu thấy hay và ý nghĩa hãy chia sẻ có nhiều người cùng biết và thường xuyên ghé chuyên mục Blog nội thất của NID Interior để cập nhật thêm nhiều tin tức nội thất nữa nhé!

Diện tích thông thủy là gì? Cách tính như thế nào?

Cùng tìm hiểu về khái niệm diện tích thông thủy là gì?

Diện tích thông thủy là một thuật ngữ thường được dùng để xác định diện tích cho căn hộ chung cư. Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Vậy cách tính diện tích căn hộ chung cư như thế nào là chuẩn xác và được pháp luật công nhận. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và phân biệt rõ hai khái niệm trên.

Trong bản vẽ thiết kế chung cư, thường được thể hiện hai loại diện tích trong cùng một căn hộ, đó là: diện tích tim tường và diện tích thông thủy. Trên thực tế, nhiều người mua căn hộ chung cư cũng chưa trả lời được thế nào là diện tích tim tường và diện tích thông thủy.

Diện tích thông thủy là gì? Cách tính như thế nào?

Diện tích tim tường là gì?

Diện tích tim tường còn gọi là “diện tích sàn xây dựng” là diện tích được tính từ tim tường bao, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Diện tích thông thủy là gì?

Diện tích thông thủy còn gọi là “diện tích sử dụng căn hộ” là diện tích bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó và không tính phần diện tích tim tường.

Lưu ý: khi tính diện tích ban công, lô gia, thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.

Diện tích thông thủy còn có thể hiểu theo một cách khác, tức căn hộ được đo theo những nơi nước có thể lan tỏa. Hay diện tích trải thảm, tức ở đâu có thể trải được thảm thì ở đó sẽ được đo.

Cách tính diện tích thông thủy

Cách tính diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy)

Cách tính diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy)

Khi Thông tư 16/2010/TT-BXD còn hiệu lực, các nhà làm luật cho phép chủ đầu tư được quyền chọn một trong hai phương pháp tính diện tích trên để áp dụng trong Hợp đồng mua bán. Điều này, đã dẫn tới việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua nhà.

Do vậy để tránh trường hợp trên, Luật Nhà ở 2014 đã quy định rất rõ tại Khoản 2 Điều 101: “Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy”.

Trên đây là những thông tin về diện tích thông thủy được thường xuyên sử dụng trong căn hộ nhà phố. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu thấy hay và ý nghĩa hãy chia sẻ có nhiều người cùng biết và thường xuyên ghé chuyên mục Blog nội thất của NID Interior để cập nhật thêm nhiều tin tức nội thất nữa nhé!